+Aa-
    Zalo

    Thuế tối thiểu toàn cầu tác động thế nào đến các “ông lớn” Vietcombank, MobiFone, Viettel…?

    (ĐS&PL) - Nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, thì có 6 tập đoàn của Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng là Vietcombank, MobiFone, Vietjet, Petrolimex, Viettel, Hòa Phát,

    Báo Tuổi trẻ đưa tin, sáng 10/11, Chính phủ đã có tờ trình dự án nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

    thue toi thieu toan cau tac dong the nao den cac ong lon vietcombank mobifone viettel 1
    Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền Thủ tướng, trình dự thảo Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: Media Quốc hội

    Theo tờ trình do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày, thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng.

    Tuy nhiên Chính phủ cho rằng nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng và họ có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức thuế tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, theo Chính phủ, sẽ tạo một mặt bằng chung về thuế tại tất cả các quốc gia, từ đó tránh việc cạnh tranh về thuế giữa các nước hiện nay và giảm thiểu tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giữ vững nguồn thu thuế.

    Do đó để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, Chính phủ cho rằng Việt Nam cần áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

    Việc áp dụng mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách, tăng cường hội nhập quốc tế và hạn chế hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

    Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất xây dựng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ năm 2024.

    Tổng cục Thuế phản ánh hiện có 619 tập đoàn đa quốc gia (MNE - với khoảng 1.017 công ty thành viên tại Việt Nam) có doanh thu hợp nhất trong năm 2021 đạt khoảng 750 triệu EUR trở lên (thuộc đối tượng áp dụng). Qua rà soát, có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của loại thuế này

    Hiện Việt Nam có 1.654 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,1 tỷ USD (tính đến tháng 6/2023). Tuy vậy nếu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 thì có 6 tập đoàn của Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng.

    Đó là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Công ty CP Hàng không Vietjet, Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát.ư

    Theo báo VnExpress, thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay, theo quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ngay với phần thu nhập trong nước của các tập đoàn này đang có thuế suất dưới 15%, cũng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa (QDMTT). Việc này để tránh các nước thứ 3 sẽ được quyền thu khoản thuế này của Việt Nam từ năm 2025.

    "Đây có thể là ảnh hưởng đáng kể với các tập đoàn trong nước", ông Mạnh nhận xét, và đề nghị Chính phủ cần tính tới tác động và khả năng bị ảnh hưởng của các tập đoàn trong nước, có phương án xử lý phù hợp.

    Mặt khác, ông Mạnh cũng cho rằng, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong thời gian hưởng ưu đãi miễn giảm và có thuế suất thực tế thấp hơn 15%.

    Nhưng cũng có nhà đầu tư muốn nộp thuế tối thiểu toàn cầu bổ sung tại Việt Nam, nhưng cũng có doanh nghiệp muốn nộp tại nước mẹ. Trường hợp này khả năng nhà đầu tư khiếu kiện tại các cơ quan tài phán quốc tế và thắng kiện là hiện hữu. Vì thế, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đưa ra phương án quy định phù hợp.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thue-toi-thieu-toan-cau-tac-dong-the-nao-den-cac-ong-lon-vietcombank-mobifone-viettel-a598943.html
    Thứ trưởng Tài chính: Nhà xe Thành Bưởi có dấu hiệu trốn thuế

    Thứ trưởng Tài chính: Nhà xe Thành Bưởi có dấu hiệu trốn thuế

    Tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức vào chiều 4/11, lãnh đạo các Bộ Giao thông Vận tải, Tài chính và Công an đã có những giải đáp xung quanh việc vi phạm “xe dù, bến cóc”, hành vi trốn thuế của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi (nhà xe Thành Bưởi).

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thứ trưởng Tài chính: Nhà xe Thành Bưởi có dấu hiệu trốn thuế

    Thứ trưởng Tài chính: Nhà xe Thành Bưởi có dấu hiệu trốn thuế

    Tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức vào chiều 4/11, lãnh đạo các Bộ Giao thông Vận tải, Tài chính và Công an đã có những giải đáp xung quanh việc vi phạm “xe dù, bến cóc”, hành vi trốn thuế của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi (nhà xe Thành Bưởi).