+Aa-
    Zalo

    Thực hư chuyện 10.000 công chức Hà Nội sắp mất việc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngay khi dư luận vừa xôn xao vì 10.000 công chức Hà Nội sẽ bị chấm dứt hợp đồng, đại diện Sở Nội vụ lại cho biết không hề có chuyện đó. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

    (ĐSPL) - Ngay khi dư luận vừa xôn xao vì 10.000 công chức Hà Nội sẽ bị chấm dứt hợp đồng, đại diện Sở nội vụ lại cho biết không hề có chuyện đó. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào?

    Trước đó, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý biên chế, tiền lương cán bộ công chức các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã của thành phố.

    Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu rà soát việc sử dụng lao động hợp đồng, phân loại và xử lý theo hướng chấm dứt, thanh lý các hợp đồng do phòng chuyên môn tự ký và trả lương bằng kinh phí từ ngân sách. Các hợp đồng lao động được bảo lưu nhưng chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì được ký kết lại.

    Ông Khanh cũng yêu cầu thanh lý các hợp đồng đã hết thời hạn, chỉ sử dụng lao động hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn 12 tháng, không ký hợp đồng lao động liên tiếp thành chuỗi.

    Ngay khi văn bản của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được ban hành, trong dư luận xôn xao về việc hàng nghìn lao động công sở ở Hà Nội có thể bị mất việc.

    Thực hư chuyện 10.000 công chức Hà Nội sắp mất việc (chưa bt)

    Dòng người xếp hàng chờ nộp hồ sơ thi công chức ở Hà Nội.

    Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Liễu – Chánh Văn phòng Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định, không hề có chuyện thành phố chấm dứt hợp đồng của 10.000 cán bộ đang làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp.

    Chánh Văn phòng Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, một số đoàn giám sát của HĐND Thành phố trong quá trình giám sát tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp đã thấy một số đơn vị do nhu cầu về công việc, có những nơi chưa hiểu đúng về cách quản lý biên chế nên có ký một số hợp đồng lao động về làm việc tại các cơ quan này.

    Trước sự việc này, bà Liễu cho biết Hà Nội đã yêu cầu chấn chỉnh lại, nếu thiếu biên chế thì tuyển dụng đủ, thông qua hình thức thi tuyển, xét tuyển.

    “Hà Nội không hề có quan điểm chỉ đạo nào về việc cắt giảm” – bà Liễu nói thêm.

    Trong văn bản của UBND Thành phố do ông Phó Chủ tịch Vũ Hồng ký cũng đưa ra yêu cầu đối với các đơn vị về việc thực hiện đúng quy định pháp luật trong quản lý công chức viên chức và chế độ độ chính sách đối với người lao động.

    Bởi trên thực tế, có đơn vị ký hợp đồng với người lao động chỉ trả lương, không thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, thậm chí có đơn vị không trả lương... Do vậy, Hà Nội yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đúng chính sách, tránh thiệt thòi cho người lao động.

    Nói thêm về vấn đề này, Chánh Văn phòng Sở Nội vụ Hà Nội cũng cho hay, đối với những trường hợp ký hợp đồng không đúng, hoặc không có chỉ tiêu biên chế mà phải cắt giảm là “sai đâu sửa đó”, chứ không phải là cắt giảm cả 10.000 lao động hợp đồng trên toàn thành phố.

    Theo bà Liễu, trường hợp sai phạm buộc phải cắt giảm như một số giáo viên không có bằng sư phạm, hoặc có bằng không phù hợp với chuyên môn, như dạy tiểu học nhưng không có bằng sư phạm tiểu học... là không nhiều.

    Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Phan Đăng Long – Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng nhấn mạnh, thực chất của sự việc trên không phải tinh giảm biên chế, hay cắt giảm hàng ngàn lao động công sở Hà Nội, mà chỉ là siết chặt việc quản lý nhân sự đối với những lao động được phòng chuyên môn ký hợp đồng nhưng lại dùng tiền ngân sách nhà nước để trả lương.

    Lý giải về việc tại sao có những công chức vẫn còn thời hạn trong biên chế mà đã tuyển thêm những lao động hợp đồng, ông Long cho rằng, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc công chức không làm được việc, hoặc do công việc quá tải nên bắt buộc phải tuyển thêm người để đảm bảo công việc.

    “Cũng có những người cho rằng, công chức hiện nay có đến 30\% là “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, chất lượng công việc không đảm bảo, nên phải tuyển thêm lao động hợp đồng, từ đó mới dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị không hoàn thành kế hoạch biên chế được giao, số lượng cán bộ công chức hiện còn thấp hơn chỉ tiêu nhưng lại sử dụng lao động hợp đồng tạm thời thay cho số công chức còn thiếu” – ông Long nhấn mạnh.

    Theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ, hiện Hà Nội có trên 10.000 lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do cơ quan, đơn vị tự ký. Những đơn vị sử dụng nhiều lao động hợp đồng là các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên Môi trường, Giao thộng Vận tải, Xây dựng; các quận, huyện gồm: huyện Thạch Thất (112 lao động); quận Hai Bà Trưng (83 lao động); huyện Mỹ Đức (59 lao động); quận Thanh Xuân (56 lao động hợp đồng); Hoàn Kiếm (52 lao động)…

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuc-hu-chuyen-10000-cong-chuc-ha-noi-sap-mat-viec-a47063.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan