Thực dưỡng hay còn gọi là Thực dưỡng Ohsawa, tiếng anh là macrobiotic diet, có một lịch sử sâu xa. Vậy nhưng loại hệ thống triết lý và chế độ ăn này có hoàn toàn được như những gì người ta vẫn nói, đấy lại là một câu hỏi lớn.
Ông Ohsawa, người đi đầu truyền bá về thực dưỡng |
Thực dưỡng là chế độ ăn được gắn liền với quan niệm Zen của Phật giáo Nhật Bản và quay quanh sự cân bằng của âm và dương. Chế độ ăn có 10 bước để dần dần có thể đạt đến mức viên mãn với sự điều hoà âm dương theo tỉ lệ 5:1. Thực dưỡng được truyền bá bởi George Ohsawa và tiếp nối bởi một trong các đệ tử của ông Michio Kushi.
Phương pháp Ohsawa bắt đầu xuất hiện và phổ biến tại Việt Nam từ trước 1975, với tên gọi phổ biến là Gạo lứt muối mè (xuất phát từ việc sử dụng gạo lứt làm nền tảng của phương pháp này). Tên gọi này vẫn còn được nhiều người sử dụng cho đến ngày nay.
Với cái tên Tiếng Anh của thực dưỡng, từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta đã sử dụng thuật ngữ "Đời sống lớn" (macrobiotic) để chỉ một phép dưỡng sinh tự nhiên và kéo dài tuổi xuân. Năm 1796, bác sĩ người Đức mang tên Christoph Wilhelm Hufeland đã viết bài luận tiêu đề “Makrobiotik oder Die Kunst das menschliche Leben zu verlängern” – “Thực dưỡng và nghệ thuật kéo dài tuổi thọ” Georges Ohsawa đã mượn tên này để "tây phương hóa" nghệ thuật Tân Dưỡng Sinh mà ông truyền bá.
Theo Ohsawa, nếu chúng ta được nuôi dưỡng bằng thực phẩm phù hợp, dựa trên nền tảng quy luật của vũ trụ, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động điều hòa, không những sức khỏe được phục hồi và khang kiện trở lại, mà còn khiến cho trí phán đoán của con người trở nên sáng suốt và có khả năng nhận thức được chân lý, có nghĩa là, thể tính trật tự của vũ trụ và nhân sinh.
Và thời điểm này ở Việt Nam, những người tin tưởng thực dưỡng không chỉ mong muốn giữ gìn sức khoẻ hay “dưỡng” cơ thể họ. Họ tin rằng thực dưỡng là câu trả lời cho ung thư. Vì theo lý thuyết Thực dưỡng, chỉ có một căn bệnh duy nhất, đó là sự kiêu ngạo, luôn cho mình là trung tâm; tất cả các văn bệnh khác chỉ là sự phản ứng trước lối sống này.
Thực dưỡng mang đậm triết lý phương Đông với sự điều hoà âm dương và sự các khái niệm giáo lý của Phật pháp. Và với niềm tin rằng khi mọi thứ trở lại cân bằng, cơ thể bị ốm yếu bệnh tật sẽ trở lại tốt đẹp. Và bằng nhiều phương pháp khác nhau như ngồi thiền hay thay đổi chế độ ăn, mọi thứ sẽ từ có thành không.
Tuy nhiên đây không phải hệ thống triết lý đầu tiên hoặc duy nhất có tư duy này.
Cha đẻ của nền Y Học phương Tây, Hippocrates có niềm tin và hệ thống triết lý giống với Thực Dưỡng một cách bất ngờ. Nó được gọi là Humorism – “Thuyết thể dịch”.
Hippocrates - Cha đẻ của nền Y học phương Tây |
Ông tin tưởng rằng con người được cấu tạo bởi bốn chất dịch khác nhau, bao gồm dịch đen, dịch vàng, đờm và máu. Và khi bốn loại chất này bị mất cân bằng trong cơ thể chúng ta, bệnh tật sẽ sinh sôi. Bao gồm cả ung thư. Và để lấy lại sự cân bằng này cũng như chữa bệnh cho bệnh nhân, các phương pháp như thay đổi chế độ ăn, cắt tay giảm máu, hoặc nhuận tràng được áp dụng.
Thuyết thể dịch tiếp tục là kim chỉ nam cho nền y học Tây Phương trong suốt gần 2000 năm, và chỉ bị hoàn toàn bác bỏ vào 1858 khi Rudolf Virchow cho xuất bản Cellularpathologie– Tế bào học, đặt ra căn bản cho bệnh lý học.
Triết lý hoạt động của Chủ Nghĩa Nhân đạo - Humorism |
Vậy tại sao sau 2000 năm phát triển, với những phát triển vượt bậc về công nghệ cũng như về y tế. Một học thuyết gần giống một học thuyết đã bị bác bỏ lại trỗi dậy và mạnh mẽ hơn bao giờ hết?
Tại sao khi nhiều tổ chức hàng đầu về y tế trên thế giới như American Cancer Society hay Cancer Research UK, hoàn toàn không khuyến khích chế độ ăn này, và không có một bằng chứng khoa học nào chứng minh thực dưỡng có thể chữa ung thư nhưng vẫn có nhiều người mù quáng tin tưởng?
Đấy quả thật vẫn là những câu hỏi khó.
Với tư cách một tổ chức đồng hành cùng bệnh nhân ung thư và đã tìm hiểu về căn bệnh trong thời gian dài, Herbavina tin rằng lối sống và dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết để người bệnh nói riêng và cả cộng đồng nói chung phòng tránh và chữa trị ung thư. Tuy nhiên, với những bằng chứng khoa học và nghiên cứu đanh thép của các nhà khoa học trên thế giới, việc những người ủng hộ thực dưỡng “bỏ đói tế bào ung thư” hoặc “đường sẽ nuôi dưỡng tế bào ung thư” quả thật phi lý.
Herbavina chúng tôi tin tưởng rằng khoa học mới là giải pháp cho ung thư. Với chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh cũng như sự chăm sóc của bác sĩ, ung thư không phải bản thông báo tử vong nữa. Nhưng niềm tin mù quáng và sự thiếu hiểu biết mới chí mạng đối với bệnh nhân ung thư.
Phạm Hưng