+Aa-
    Zalo

    Thủ tướng Sri Lanka xác nhận tổng thống từ chức

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Người phát ngôn quốc hội Sri Lanka trước đó cho biết Rajapaksa sẽ từ chức vào ngày 13/7, sau khi hàng nghìn người biểu tình xông vào dinh thự chính thức của tổng thống.

    Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã thông báo với Thủ tướng Ranil Wickremesinghe rằng ông sẽ từ chức như đã thông báo trước đó, Reuters dẫn thông báo từ văn phòng thủ tướng nước này vào ngày 11/7 (giờ địa phương). 

    Người phát ngôn quốc hội Sri Lanka trước đó cho biết Rajapaksa sẽ từ chức vào ngày 13/7, sau khi hàng nghìn người biểu tình xông vào dinh thự chính thức của tổng thống. Trong khi đó, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng sẽ từ chức (chưa rõ thời gian) để chính phủ lâm thời của các đảng tiếp quản.

    thu tuong sri lanka xac nhan tong thong nuoc nay tu chuc
    Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. Ảnh: Reuters.

    Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng đã đồng ý từ chức. Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka nói ông này sẵn sàng từ chức để mở đường thành lập chính phủ mới có đại diện mọi bên, đảm bảo sự hoạt động liên tục của chính phủ cũng như sự an toàn của người dân. Thông báo được đưa ra sau sự leo thang các vụ biểu tình bạo lực chống đối chính phủ do chịu những áp lực kinh tế nghiêm trọng.

    Dinh thự của ông Wickremesinghe bị chiếm đóng bất chấp việc ông đã tuyên bố từ chức. Người biểu tình nấu ăn, phơi quần áo bên trong dinh thự của vị thủ tướng ngày 10/7, một ngày sau khi ngôi nhà bị họ kiểm soát.

    Dinh thự của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa cũng đã bị người biểu tình tràn vào hôm 9/7, buộc chính trị gia này phải bỏ chạy và tuyên bố từ chức. Người biểu tình thoải mái chụp ảnh selfie bên bể bơi bên trong dinh thự của Tổng thống.

    Các cuộc biểu tình tại Sri Lanka bùng phát trong bối cảnh quốc gia Nam Á này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.

    Nền kinh tế Sri Lanka chịu áp lực từ các khoản nợ chồng chất, sụt giảm nguồn thu từ du lịch, vật giá leo thang, cũng như các tác động khác từ đại dịch COVID-19, khiến nước này hầu như không có ngoại tệ để nhập khẩu xăng, khí đốt, sữa hay giấy vệ sinh.

    Do không thể trả khoản nợ nước ngoài lên đến 51 tỷ USD, chính phủ Sri Lanka hồi tháng 4 tuyên bố vỡ nợ và đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đảm bảo một gói cứu trợ. Colombo phải trả nợ trung bình 5 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2026.

    Bích Thảo(Theo Reuters) 

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-tuong-sri-lanka-xac-nhan-tong-thong-tu-chuc-a544122.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan