Sự nghiệp bóng đá của Đặng Văn Lâm được mô tả là chuyến phiêu lưu đầy biến cố. Nếu yếu đuối và dễ bỏ cuộc thì thủ môn xuất sắc của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018 đã không thể tới được hôm nay.
Lòng nhiệt huyết bị dội gáo nước lạnh
Đặng Văn Lâm khi còn nhỏ. |
Cuộc phỏng vấn do tờ Gazeta thực hiện vào năm 2017 đã hé mở rất nhiều về con đường Đặng Văn Lâm đã đi qua. Tại Nga, tên của Lâm "Tây" là Lev Sonovich Đặng – chữ Lev được đặt theo thủ môn huyền thoại Lev Yashin.
"Mẹ tôi là một cựu nghệ sĩ sân khấu, bố tôi từng là nghệ sĩ múa ballet, 2 người gặp nhau tại Đại học nghệ thuật sân khấu Nga. Tôi sinh ra ở Nga, bắt đầu chơi bóng ở địa phương từ những năm 8-9 tuổi”.
“Nhưng sau một trận đấu với Spartak, tôi được mời đến đội bóng này. Đó là bước chân đầu tiên vào thế giới bóng đá chuyên nghiệp. Năm 14 tuổi, tôi chuyển sang học viện của CLB Dynamo và gắn bó cho đến khi tốt nghiệp", thủ môn Đặng Văn Lâm kể lại.
Tới tuổi 17, Đặng Văn Lâm quyết định trở về Việt Nam – nơi quê cha của mình với mong muốn chơi bóng trong nước và công hiến cho đội tuyển với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Sự nhiệt huyết này ngay lập tức bị dội gáo nước lạnh bất chấp có sự giới thiệu của HLV lão làng Mai Đức Chung, bởi ở môi trường mới Lâm “tây” gần như không thể trụ lại khi khác nhiều về văn hoá, ngôn ngữ... dù đó là một HAGL lành nhất V-League.
Không bỏ phí tài năng, hay nói đúng hơn để đỡ mang tiếng... bầu Đức khi đó đã quyết định đưa Đặng Văn Lâm sang... Lào chơi bóng, khi thủ thành này tròn 20 tuổi. Sự thay đổi này thực sự khiến Lâm “tây” bị sốc nặng, sau những mộng ước về một tương lai tươi sáng trên quê cha đất tổ.
Hai năm lang thang từ Hoàng Anh Attapeu (Lào) đến đội hạng nhất CLB TPHCM... rồi cả về Nga chơi bóng cho những đội làng nhàng thực sự là bi kịch của một chàng trai mới bước vào tuổi đôi mươi nhiều khát khao.
Bức thư giấu nước mắt
Tâm thư xin việc cách đây 3 năm của Đặng Văn Lâm "gây bão" sau khi được chia sẻ lại. Ảnh chụp màn hình. |
Năm 2015, Lâm
Đặng Văn Lâm chơi tốt trong màu áo CLB Hải Phòng. Ảnh: Soha |
Từ vị trí dự bị, Văn Lâm trở thành thủ môn số 1 ở CLB Hải Phòng, rồi được triệu tập lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup. Nhưng khi tưởng có trong tay tất cả, vụ bê bối với trợ lý Lê Sỹ Mạnh buộc Văn Lâm phải rời CLB Hải Phòng trong tình cảnh chấn thương, không nhà cửa.
Nhờ sự kiên nhẫn đến mức chai lì trước mọi khó khăn, Lâm đã bước tới đỉnh cao trong sự nghiệp của một thủ môn ở Việt Nam trong 2 năm sau đó.
Gạt đi nỗi buồn và sự thất vọng, Văn Lâm trấn an cổ động viên: "Những người theo dõi tôi cũng biết con đường của Lâm chưa bao giờ dễ cả, nhưng đấy mới là động lực để tôi không ngừng nỗ lực và phấn đấu! Trong máu Lâm có 'tinh thần người Việt Nam' và tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc".
Sau khoảnh khắc Việt Nam trở thành nhà vô địch AFF Cup 2018, trong tiếng hò reo vang trời của 4 vạn CĐV tại sân Mỹ Đình, đồng đội chạy khắp sân ăn mừng, Văn Lâm lặng lẽ tiến về phía khung thành rồi tựa đầu vào cột dọc.
Văn Lâm khóc nức nở bên khung thành, ăn mừng chiến thắng Malaysia sau trận chung kết. Ảnh: Sport 5 |
Không ai biết chàng thủ thành 25 tuổi thì thầm điều gì, chỉ chắn chắc ở thời khắc đó, anh được trút bỏ mọi áp lực, căng thẳng vì đã cùng đồng đội mang vinh quang về cho Tổ quốc.
Ông Đặng Văn Sơn - bố của Văn Lâm chia sẻ với báo chí: "Về việc Lâm ôm cột dọc khóc, là vì Văn Lâm đã đổ nhiều công sức vào công việc này, vì vậy khi đi đạt tới đỉnh cao thì khụy xuống và bật khóc thì sẽ là cách giải tỏa cảm xúc cho nhẹ lòng".
"Tôi rất hiểu con trai mình. 8 năm ở Việt Nam không có bố mẹ bên cạnh, bao điều tủi thân, bao nỗi khổ cứ giữ kín trong lòng, đọng lại. Cháu đã từng tâm sự: Lâm là người Việt Nam, không phải là Tây, và Lâm muốn chứng minh điều đó", ông Sơn tâm sự thêm.
Hình ảnh chàng trai mạnh mẽ, lạnh lùng trong trận đấu bật khóc như đứa trẻ khiến ai nhìn thấy cũng cay cay nơi khóe mắt. Ước mơ thi đấu cho tuyển Việt Nam ngày nào của Đặng Văn Lâm giờ cháy sáng với ngọn lửa rực rỡ nhất.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)