+Aa-
    Zalo

    Thư gửi người không quen: Giá trị cuộc sống

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cà phê sáng cuối năm, một người bạn tâm giao làm nghề gõ đầu trẻ trầm ngâm: Giờ thấy cả xã hội hầu như ai cũng mải miết, say mê chạy theo đồng tiền...

    (ĐSPL) - Cà phê sáng cuối năm, một người bạn tâm giao làm nghề gõ đầu trẻ trầm ngâm: Giờ thấy cả xã hội hầu như ai cũng mải miết, say mê chạy theo đồng tiền, tham nhũng, đục khoét không còn là chuyện lạ, to “ăn” to, bé "ăn" bé; doanh nghiệp nếu không phải tiền túi của mình thì làm ăn bát nháo, dối trên, lừa dưới, "đi đêm", móc ngoặc đủ kiểu, miễn sao "rút" được thật nhiều tiền.

    Thậm chí vì tiền, họ có thể đè chết người khác mà không suy tính đến cái gọi là nhân quả. Các chân dài, người đẹp cũng vì thèm tiền mà bán mình,… giá trị đảo lộn hết. Vậy theo ông, của cải, danh vọng hay giá trị nào sẽ trở thành vĩnh cửu, cho muôn đời hậu thế ngưỡng mộ, lưu truyền?

    Thấy bạn nhìn đời đen quá, Phó tôi bảo: Tôi xin hầu ông chuyện Đỗ Chất gặp tiên. Đỗ Chất là con một gia đình cực kỳ giàu có ở Bắc Ninh. Hàng xóm nhiều người kính nể nhưng cũng lắm kẻ ghen tỵ, đố kỵ. Chỉ duy nhất ông thầy đồ không kính, không đố kỵ, chỉ nhìn đống của cải nhà Chất mà cười. Đỗ Chất điên lắm mới tìm gặp mà rằng: Tại sao ông cười? Thầy đồ bảo: Tôi nghĩ đến sự trường thọ, vĩnh cửu!

    Nghĩ mình giàu có, cũng cần trường thọ, vĩnh cửu, Đỗ Chất mang theo chiếc rìu, cán gỗ lim, quyết một phen lên núi tìm tiên. Đến nơi, thấy hai tiên ông đang ngồi đánh cờ. Chất sà vào xem. Hết ván cờ, nhìn xuống hoảng hốt thấy chiếc rìu chỉ còn trơ lưỡi, cán gỗ lim đã mục nát, tan biến.

    Đỗ Chất trở về quê. Thấy toàn gương mặt lạ huơ lạ hoắc, ăn vận cũng không giống thời của mình. Hỏi có biết Đỗ Chất là ai không, tất cả đều lắc đầu. Duy một cụ già râu tóc bạc phơ bảo: Nghe đâu nhiều đời trước, có người tên như vậy, nhà giàu nhưng đã bỏ đi biệt xứ, không dấu tích, chẳng ai biết. Hỏi người thầy giáo cũng không ai nhớ. Đang vẩn vơ buồn, Đỗ Chất bỗng giật mình nghe đám trẻ ê a đọc những bài học về luân thường, đạo lý mà chính người thầy đồ hàng xóm xưa kia đã dạy nho sinh. Mới ngộ ra rằng, dù có cố bằng mọi cách, thậm chí thủ đoạn để giàu có, hơn người nhưng kết quả thật chua xót, ê chề: Hoá ra, ở đời này, tiền tài, địa vị, danh vọng là thứ sẽ tan biến mà không ai trọng. Chỉ có giá trị nhân văn, đạo đức và tri thức, đặc biệt là những bài học làm người mới là những giá trị trường tồn, vĩnh cửu, muôn đời gìn giữ.

    Phó tôi quay sang, ông bạn nhà giàu, chủ một doanh nghiệp thuộc dạng "công ty TNHH một thành viên" thấy mặt ông bạn bỗng thất sắc. Trên khuôn mặt người thầy giáo nghèo, những nếp nhăn như giãn ra, cặp mắt cận như sáng hơn, ánh lên chút niềm tin.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-gui-nguoi-khong-quen-gia-tri-cuoc-song-a82020.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.