Dòng sự kiện
      +Aa-
      Zalo

      Thu chục tỷ mỗi năm nhờ nuôi cá tại lòng hồ thủy điện

      • DSPL

      (ĐS&PL) - Được biết, để có được thành quả như ngày hôm nay, chị Nguyễn Thị Bảy – Giám đốc Công ty đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc chèo lái công ty.

      Sau lần được tham khảo và học tập mô hình nuôi cá lồng tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, chị trở về và quyết định áp dụng mô hình nuôi cá lồng cho chính doanh nghiệp của mình tại vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình. 

      Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng HB (ở Trần Hưng Đạo, TP. Hòa Bình) là đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh và nuôi trồng thủy sản. Với 102 lồng bao gồm các loại cá có giá trị cao như cá lăng đen, lăng vàng, trắm giòn, chép giòn, cá vược… sản lượng hàng năm lên đến 350 tấn, Công ty thu về khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm.

      Chị Bảy (áo xanh, ngoài cùng bên phải) tại lồng cá ở lòng hồ thủy điện


      Được biết, để có được thành quả như ngày hôm nay, chị Nguyễn Thị Bảy – Giám đốc Công ty đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc chèo lái công ty. 

      Chị Bảy (áo đen, cầm nón) đang giới thiệu về mô hình nuôi cá lồng của cơ sở


      Thức ăn cho cá nuôi


      Theo chia sẻ của chị Bảy, trước đây, gia đình chị sinh sống bằng nghề đánh bắt và kinh doanh cá tự nhiên trong lòng hồ thủy điện, thế nhưng sau đó, sản lượng cá tự nhiên tại vùng lòng hồ sông Đà ngày càng ít và khan hiếm nên chính quyền địa phương có chính sách chuyển đổi hình thức kinh doanh cho người dân. 

      Hệ thống lồng cá của Công ty chị Bảy tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình

      Sau lần được tham khảo và học tập mô hình nuôi cá lồng tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, chị trở về và quyết định áp dụng mô hình nuôi cá lồng cho chính doanh nghiệp của mình tại vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Đó là thời điểm cuối năm 2013.

      Đánh bắt cá thương phẩm

      Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên thời điểm mới áp dụng mô hình nuôi cá lồng, cá bị dịch bệnh và chết rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này, được sự hướng dẫn của Chi cục thủy sản về việc áp dụng cách nuôi thả cá theo hướng phát triển bền vững, cơ sở của chị bắt đầu sử dụng cách phòng và trị bệnh cho cá bằng các nguyên liệu từ tự nhiên như tỏi, vôi...
      Cùng với đó, gia đình chị cùng với anh em nhân viên cũng thường xuyên tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của từng loại cá để có cách phòng bệnh cho cá, đảm bảo các lồng cá phát triển đồng đều, cho năng suất đảm bảo. 

      Cá măng sông cho chất lượng thịt thơm ngon
      Cá mè tại cơ sở đạt trọng lượng "khủng"

      Ở những lứa thu hoạch đầu tiên, cá lồng của cơ sở không tìm được thị trường tiêu thụ. Không nản chí, chị đến chào hàng chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận như Hà Nội, Hải Phòng… Dần dần, các đối tác của cơ sở nhận được phản hồi tốt từ phía người tiêu dùng nên họ đã tự tìm đến để mua. 

      Hiện nay, thị trường tiêu thụ của Hải Đăng đã ổn định và phủ rộng hơn rất nhiều trải dài từ Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên đến Hà Nội.

      Vũ Đậu
      Link bài gốcLấy link
      https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-chuc-ty-moi-nam-nho-nuoi-ca-tai-long-ho-thuy-dien-a212135.html
      Sự kiện:
      Zalo

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

      Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

      Đã tặng:
      Tặng quà tác giả

      Bổ ích

      Xúc động

      Sáng tạo

      Độc đáo
      BÌNH LUẬN
      Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
      Tin liên quan
      Tin cùng chuyên mục
      Nổi bật trong ngày