+Aa-
    Zalo

    Thông tin cập nhật trước thềm Hội thảo về rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hội thảo về rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS) diễn ra hàng năm được coi hoạt động mang tính thực tiễn cao, đóng vai trò định hướng then chốt...

    Nhằm góp phần giảm thiểu gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng sống của trẻ mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y Tế) tổ chức Hội thảo “Nâng cao nhận thức về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh 2016” vào ngày 25 tháng 7 tới đây tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Vai trò định hướng của Hội thảo chuyên đề
    Hội thảo về rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS) diễn ra hàng năm được coi hoạt động mang tính thực tiễn cao, đóng vai trò định hướng then chốt trong bối cảnh căn bệnh luôn có những diễn biến bất ngờ, khó chẩn đoán cũng như điều trị. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mô hình bệnh tật đang có xu hướng chuyển từ các bệnh nhiễm khuẩn sang các bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa. Riêng tại Việt Nam, trong khi tỉ lệ tử vong ở trẻ em do các nguyên nhân liên quan tới nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, tiêu chảy giảm đi rõ rệt thì tử vong gây ra bởi RLCHBS còn chiếm tỉ lệ cao. Theo Hồ sơ Sức khỏe 2008 của WHO, tử vong do các bất thường bẩm sinh tại Việt Nam chiếm 20\% trong số các nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Như vậy, mối nguy từ bệnh chỉ đứng sau sinh non (23\%). Tuy nhiên, nhận thức và kiến thức của đội ngũ cán bộ chuyên môn đối với các phương pháp can thiệp vào RLCHBS còn nhiều hạn chế. Sự cần thiết của Hội thảo chuyên sâu hàng năm để định hướng và tạo tiền đề cho chuỗi những hoạt động giành lại sự sống cho trẻ mắc RLCHBS trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 
    Hàng trăm bác sĩ đã được nâng cao kiến thức chuyên môn về RLCHBS thông qua hội thảo tập huấn chuyên biệt
    Năm nay, Hội thảo được đông đảo giới chuyên môn chờ mong và kỳ vọng tiếp tục trở thành điểm sáng trong điều trị RLCHBS. Nằm trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao nhận thức về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh giai đoạn 2014-2018” do Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y Tế), Bệnh viện Nhi Trung ương với sự hỗ trợ của công ty Mead Johnson Nutrition Việt Nam thực hiện, nhiều đợt hội thảo đã được tổ chức ở 3 miền để tập huấn cho hơn 700 y bác sĩ, cán bộ lãnh đạo các cơ sở sản – nhi trên toàn quốc, phối hợp điều trị và cứu sống hơn 100 em mắc RLCHBS.
    Năng lực của đối tác đồng hành
    Trong quá trình điều trị RLCHBS, dinh dưỡng trị liệu chiếm vai trò quan trọng và là khâu then chốt để giành lại sự sống cho trẻ, không chỉ từ giai đoạn chẩn đoán, chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng, mà còn trong giai đoạn cấp cứu, nguy kịch và có thể là xuyên suốt quá trình phát triển, trưởng thành của bệnh nhi. Việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt với mục đích điều trị trở thành nhu cầu tối thiết yếu nhưng cũng đầy thử thách cho các bệnh nhi cùng gia đình vì sản phẩm đòi hỏi khả năng đặc trị cao, từ đó dẫn tới nhiều vấn đề về sự khan hiếm hàng cũng như giá thành đắt đỏ. Để góp phần giải quyết nhiều thách thức và chung tay giúp giành lại sự sống cho trẻ, ngay từ những năm đầu tiên, Mead Johnson Nutrition Việt Nam đã hỗ trợ cung cấp miễn phí số lượng lớn sản phẩm dinh dưỡng công thức đặc biệt cho các bệnh nhân mắc RLCHBS và hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.
    Vai trò đồng hành của công ty một lần nữa thể hiện cam kết trong hơn 100 năm phát triển đó là bước đi tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng công thức chuẩn mực để nuôi dưỡng trẻ em trên toàn thế giới vì khởi đầu tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
    Phương Thi
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thong-tin-cap-nhat-truoc-them-hoi-thao-ve-roi-loan-chuyen-hoa-bam-sinh-a140602.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan