Thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử như điện thoại, sạc pin, máy tính… không nên để trong cốp xe. Với sức nóng từ cốp xe tỏa ra, kết hợp nhiệt độ nắng nóng bên ngoài, nhiệt độ trong cốp có thể lên đến 40 độ C. Mức nhiệt này có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử.
Nếu nhiệt độ quá cao mà thiết bị không được tắt nguồn thì có thể gây ra tình trạng cháy nổ bình xăng, phát ra những hóa chất độc hại, rất nguy hiểm.
Nước có ga
Khi để các loại nước có ga với phần vỏ bằng nhôm trong cốp xe phơi nắng, nhiệt độ cao góp phần gia tăng áp suất lên vỏ chai bằng nhôm, cộng với khí ga đè nén khiến lon nước biến thành quả bom, dễ dàng phát nổ.
Thuốc
"Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất dược phẩm thường khuyến nghị phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát, chỉ như vậy mới đảm bảo được những tác dụng vốn có của chúng", Tiến sĩ Skye McKennon từng chia sẻ trên New York Times.
Sức nóng trong cốp xe có thể khiến thuốc bị biến chất, mất tác dụng, thậm chí sinh ra những chấy gây hại cho cơ thể. Do đó, bạn tốt nhất không nên để thuốc trong cốp xe, đặc biêt là vào những ngày nắng nóng.
Chai, hộp nhựa
Sử dụng chai, hộp nhựa từng cất trong cốp xe máy hoặc xe hơi để đựng nước, đồ ăn, bạn có thể vô tình nạp vào người một số chất có hại. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, vỏ chai nhựa chứa BPA và phthalate có thể làm thay đổi hormone, tăng nguy cơ mắc một số rối loạn nội tiết, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến bệnh ung thư, tim mạch.
Các loại mỹ phẩm
Mỹ phẩm thường được hướng dẫn để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu đặt trong môi trường nhiệt độ cao như cốp xe thì các loại mỹ phẩm sẽ bị biến chất, thậm chí có thể gây dị ứng khi sử dụng.
Son môi có thể nóng chảy khi cất trong cốp xe gặp nhiệt độ cao. Trong khi đó, nước hoa sẽ bị biến đổi về mùi hương, gây cháy nổ khi quá nóng. Các loại kem dưỡng da, kem chống nẵng cũng mất hết tác dụng khi để trong nhiệt độ cao quá lâu.
Chất lỏng dễ cháy
Các chất lỏng dễ cháy đều được cảnh báo trên mặt hộp, gồm keo xịt tóc, sớn xịt, bình xịt, bật lửa… Nếu vượt qua nhiệt độ khuyến cáo của nhà sản xuất, chúng có thể nở to ra và lập tức phát nổ. Trong trường hợp các sản phẩm này tiếp xúc với bình xăng, nguy cơ cháy nổ xe có thể xảy ra.
Đồ ăn
Bạn tốt nhất không nên cất đồ ăn vào cốp xe nếu muốn bảo quản độ tươi ngon. Thực phẩm để trong cốp xe dễ bị ôi thiu và hỏng, nhất là các loại thịt. Thêm vào đó, nhiệt độ cao kết hợp với môi trường kín, chứa nhiều vi khuẩn trong cốp xe khiến thực phẩm dễ mốc, biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chai rượu
Mùi vị của rượu sẽ bị ảnh hưởng nếu được đặt trong cốp xe quá nóng. Chất lỏng giãn nở đủ để đẩy bật nắp chai ra một chút, khiến rượu bị rò rỉ. Không khí xâm nhập vào dẫn đến rượu bên trong bị nhiễm khuẩn.
Đinh Kim(T/h)