+Aa-
    Zalo

    Thói quen dùng nước mưa, nếu không biết cách sẽ gặp họa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, thói quen sử dụng nước mưa của nhân dân vẫn còn nhưng sử dụng nước mưa sao cho an toàn không phải ai cũng biết.

    Ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, thói quen sử dụng nước mưa của nhân dân vẫn còn nhưng sử dụng nước mưa sao cho an toàn không phải ai cũng biết.

    Nhiều người dân ở vùng nông thôn, miền núi có thói quen dùng nước mưa để đun trà, nấu cơm. Họ cho rằng dùng nước mưa không có mùi clo, uống trà sẽ ngon, nấu cơm đậm đà. Vì vậy, nhiều hộ vẫn xây bể trữ nước mưa dù có nguồn nước sạch từ máy. Hơn nữa là tâm lý phòng khi nước máy bị cắt hoặc để tận dụng nguồn nước dồi dào, tiết kiệm chi phí cho nước máy.

    Thế nhưng, thực tế, nước mưa dùng để ăn uống trực tiếp chưa chắc đã an toàn. Nước mưa được tạo thành bởi hơi nước ngưng tụ từ hơi nước bốc lên ở các ao, hồ, sông…Trong khi các vùng nước dưới mặt đất bị ô nhiễm thì nước mưa được hình thành cũng “cuốn” trong nó nhiều loại chất độc, có hại, có cả  các loại sinh vật không an toàn. Chính vì vậy, nếu không biết cách xử lý nước mưa, nguồn nước này có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe người dùng, đặc biệt ở những vùng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp…

    Trong nước mưa có chứa nhiều axít do hoà tan các khí S02, NO2… nên rất độc, đặc biết đối với da người. Nếu thường xuyên sử dụng nước mưa để tắm, giặt… sẽ gây viêm da, mẩn ngứa, nấm… Trong nước mưa chứa ít các muối khoáng như canxi, magie… nên nếu dùng nước mưa để ăn uống nhiều sẽ khiến cơ thể thiếu khoáng chất cần thiết làm giảm sức đề kháng. Vào đầu mùa, nước mưa thường bị 'ngấm' mùi của các loại thuốc trừ sâu, khói bụi công nghiệp… nên khi sử dụng sẽ làm rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng chán ăn, đau bụng… Ngoài ra, nước mưa bị ô nhiễm làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, giun sán…Bệnh hô hấp xảy đến cũng có nguyên nhân từ mưa a xít.

    Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, không dùng trực tiếp nước mưa. Bà con cần chú ý lọc trước khi dùng. Có thể lọc bằng các hóa chất kiềm như nước vôi trong, dùng bể lọc chứa cát. Khi hứng nước mưa, tuyệt đối không dùng tấm lợp xi măng (vì có chất ami-ăng gây ung thư); chỉ nên hứng từ mái nhà ngói, mái tôn hoặc bê tông.

    Người dân cũng không nên hứng nước mưa đầu mùa bởi lúc này, lượng axít và các chất khí độc hại như H2SO3, H2SO4 trong nước mưa thường cao hơn. Nên hứng nước mưa sau cơn mưa to khoảng 15 phút để mưa làm trôi những bụi bẩn trong không khí.

    Ở những vùng mà không khí ô nhiễm, những nơi có nhiều khu công nghiệp, nhà máy… thì không nên sử dụng nước mưa.

    Để tích trữ nước mưa an toàn, trước khi trữ nước, người dân cần rửa sạch những nơi chứa nước. Bể nước mưa cần được xây đúng quy cách, có nắp đậy, tránh xa những nơi ô nhiễm như nơi nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh…Khi hứng nước cần có màng lọc nước để tránh lá cây, dị vật,… không bị rơi vào bể nước. Trước khi sử dụng nên dùng máy lọc nước. Nên uống nước mưa đun sôi để đảm bảo an toàn.

    Người dân cũng cần có kỹ năng để nhận biết mưa a xít (nước mưa có độ pH dưới 5,6)  bằng cách dùng giấy quỳ thấm vào nước mưa. Nếu giấy quỳ chuyển màu xanh chứng tỏ trong nước mưa lượng axít cao. Mưa axít gây hại cho sức khoẻ, gây mệt mỏi, suy kiệt thậm chí có thể gây đột quỵ, vì vậy, tuyệt đối không nên hứng và sử dụng nước này.

    Kiến Hoàng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thoi-quen-dung-nuoc-mua-neu-khong-biet-cach-se-gap-hoa-a254772.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan