+Aa-
    Zalo

    “Thợ săn cá sấu” Australia chết vì.. cá đuối

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – “Tôi sắp chết” là câu nói cuối cùng của “Thợ săn cá sấu” người Australia, Steve Irwin, sau khi bị một con cá đuối tấn công.

    (ĐSPL) – “Tôi sắp chết” là câu nói cuối cùng của “Thợ săn cá sấu” người Australia, Steve Irwin, sau khi bị một con cá đuối tấn công.
    Steve Irwin là một nhà bảo tồn động vật và trở nên nổi tiếng trên thế giới vì dám tiếp cận với những loài động vật nguy hiểm. Ông qua đời ở tuổi 44 vào năm 2006 khi đang quay một đoạn phim tài liệu ở Great Barrier Reef, phía bắc Queensland.
    Lúc đó, Justin Lyons là một nhà quay phim và đã ghi lại đoạn video về cái chết của Steve. Đoạn video được chuyển cho vợ của ông Irwin, Terri, và chưa từng được công bố. Hôm thứ hai, người quay phim từng chứng kiến cái chết của “Thợ săn cá sấu” này tiết lộ, một con cá đuối đã cắn Steve “hàng trăm phát” khiến ông tử vong.
    “Thợ săn cá sấu” tử vong vì bị cá đuối cắn

    “Thợ săn cá sấu” Steve Irwin

    Trong bình luận công khai đồng tiên, Lyons nói với Kênh 10 rằng ông và Irwin đã xuống thuyền để tìm cảnh quay khi họ đi ngang qua một con cá đuối “khủng” dài hơn 2 m ở vùng nước ngập ngang ngực. Đáng nhẽ, cảnh quay cuối cùng phải là con cá đuối bơi ra xa ông Irwin. Tuy nhiên, thật không may mắn, chú cá tưởng bóng của Irwin là cá mập, một trong những kẻ thù của nó.
    “Tôi giữ máy quay và nghĩ rằng sẽ quay được thước hình đẹp. Tuy nhiên, mọi việc diễn ra thật bất ngờ. Con cá đuối cắn hàng trăm vết vào người ông Irwin chỉ trong vài giây”, Lyons kể lại.
    “Thợ săn cá sấu” tử vong vì bị cá đuối cắn

    Một con cá đuối đang nhảy lên khỏi mặt nước

    “Lúc đầu, tôi không biết mọi chuyện lại xảy ra như vậy. Khi tôi xem lại camera, tôi mới nhận thấy Steve đang đứng ở một vũng máu. Điều tồi tệ đã đến”.
    “Chúng tôi cố gắng đưa anh ấy lên thuyền và nói anh ấy hãy nghĩ đến bọn trẻ. Nhưng Steve nhìn tôi và nói rằng anh ấy sắp chết. Đó cũng chính là lời nói cuối của của Steve”, người thợ quay phim nói tiếp.
    đuối là loài vật có nhiều gai độc và nhọn ở đuôi. Đây là vũ khí để chúng tự bảo vệ mình khi cảm thấy bị nguy hiểm. Các chuyên gia cho biết loài cá này hiếm khi tấn công con người.
    Song Tú(Theo Telegraph)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tho-san-ca-sau-australia-chet-vi-ca-duoi-a25658.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan