(ĐSPL) - Nhiều người cho rằng, các thiếu gia, tiểu thư ở Trung Quốc chỉ biết khoe khoang mà không biết cách quý trọng đồng tiền.
Theo Beijing Youth Daily đưa tin, với độ tuổi trung bình 27, thế hệ giàu có thứ hai tại Trung Quốc sẽ được học về cách kết hợp giữa văn hóa truyền thống và kiến thức kinh doanh từ những chuyên gia Nho giáo.
Lớp tập huấn này được tổ chức bởi chính quyền huyện Tư Minh tại thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến theo yêu cầu của các doanh nhân trong nước, là những người trả tiền cho các khóa học này.
Các lớp đào tạo như vậy có thể sẽ sớm trở nên phổ biến chính quyền Trung Quốc quan tâm đến việc giáo dục thế hệ “fu er dai” hay còn gọi là thế hệ thứ hai của nhóm người giàu mới nổi.
Tháng trước, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đã kêu gọi chính quyền “nỗ lực giúp đỡ các doanh nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu được nguồn gốc của sự giàu sang và cách xử sự cho đúng mực.”
Ban Công tác Mặt trận Trung Quốc cũng cho rằng, thế hệ “fu er dai” chỉ biết khoe khoang sự giàu có mà không biết làm thế nào để tạo ra sự giàu có.
Nhiều người cho rằng, các thiếu gia, tiểu thư ở Trung Quốc chỉ biết khoe khoang mà không biết cách quý trọng đồng tiền. |
“Nếu hành vi này (khoe khoang) phổ biến sẽ cộng đồng ác cảm, mất niềm tin vào các doanh nghiệp tư nhân. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế.”
Cộng đồng mạng Trung Quốc thậm chí còn lập ra một danh sách những thanh niên nhà giàu hư hỏng. Đứng đầu là Wang Sicong, con trai người giàu nhất Trung Quốc, ông trùm bất động sản Wang Jianlin. Wang Sicong, 27 tuổi, từng gây sóng gió trên cộng đồng hồi đầu năm khi tuyên bố tiêu chí hàng đầu tuyển bạn gái là “ngực khủng”. Tiếp theo, anh chàng mua hai chiếc đồng hồ Apple Watch đắt tiền chỉ để đeo cho…chó.
Zhang Jiale, 24 tuổi, ái nữ của ông trùm bảo hiểm Zhang Jun, cũng là đối tượng bị “ném đá” sau khi đăng những hình ảnh phô trương lối sống xa hoa với xe thể thao, máy bay tư nhân,… lên mạng xã hội năm 2013.
Wang Shuo, 33 tuổi, từng bị lên án vì thẳng tay chĩa súng vào một thiếu gia khác sau khi va chạm xe trên đường phố năm 2010.
Nhiều người cho rằng, các thiếu gia, tiểu thư ở Trung Quốc chỉ biết khoe khoang mà không biết cách quý trọng đồng tiền.
Lý do của sự phô trương tài sản của các thiếu gia, bên cạnh việc ảnh hưởng bởi giáo dục nước ngoài, còn là vì sự ra đời của các mạng xã hội khiến người trẻ giàu có thích thể hiện mình. Ngoài ra, chính sách một con tại Trung Quốc khiến nhiều phụ huynh nuông chiều con cái, khiến các thiếu gia, tiểu thư sớm hư hỏng.
Các nhà khoa học xã hội cho rằng cần phải thực hiện việc “giáo dục nhân cách” ngay lập tức. 75\% doanh nghiệp tư nhân Trung quốc – 85\% số đó là các công ty gia đình – sẽ phải đối mặt với vấn đề thừa kế trong 5 -10 năm tới. Nếu những thanh niên hư hỏng nắm quyền các công ty này sẽ dẫn để phá sản, thất nghiệp hàng loạt.
Nên biết, doanh nghiệp tư nhân cung cấp 80\% việc làm tại Trung Quốc, chiếm 60\% tổng sản phẩm trong nước và đóng góp 50\% doanh thu thuế hàng năm. Nếu các thiếu gia không biết cách điều hành, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, nhiều công nhân mất việc làm, xã hội mất ổn định.
Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng: "Bản tính và lối sống của một con người không thể thay đổi qua một vài lớp học".
[mecloud]uvPXHsByMB[/mecloud]
Thiếu gia Trung Quốc trên đất Mỹ: Giàu có và tai tiếng
Cách đây không lâu, vụ việc một thiếu gia Trung Quốc lái xe quá tốc độ gây nên tai nạn chết người trên đất Hoa Kỳ đã khiến dư luận nước này phẫn nộ một thời gian dài.
Cậu ấm 19 tuổi này tên là Từ Nghĩa Thuần - một sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ. Vụ tai nạn xảy ra tại Seattle, King County, Washington, khi cậu sinh viên này lái xe quá tốc độ gây va chạm, dẫn tới một người chết và bốn người bị thương.
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, vụ tai nạn còn gây tiếng vang khi mẹ của Từ Nghĩa Thuần sẵn sàng bỏ ra số tiền 2 triệu USD để bảo lãnh cho con trai của mình.
Cuối cùng, cậu ấm này lại được phóng thích dù đã gây ra tai nạn nghiêm trọng.
Bên cạnh việc đầu tư cho con trai vào một trường tư ở miền Nam California với giá gần 30.000 – 40.000 đô một năm học phí, gia đình này sẵn sàng chi hàng triệu USD để mua một căn biệt thự gần trường học cho cậu. |
Theo một số nguồn tin, trước khi sang Mỹ, Từ Nghĩa Thuần có một cuộc sống rất sa đọa và nổi loạn tại quê nhà với những hành động như hành hung giáo viên, thay người yêu như thay áo…
Một chi tiết khác khiến dư luận bất bình về vụ việc của Từ Nghĩa Thuần, theo lời cảnh sát kể lại, ngay sau khi tai nạn xảy ra, cảnh sát yêu cầu anh chàng này xuất trình giấy tờ xe.
Tuy nhiên cậu ta chỉ thản nhiên đưa ra một bằng lái xe Trung Quốc (tất nhiên là không hợp lệ) mà không có bất kỳ thái độ hợp tác nào. Khi cảnh sát tiến hành bắt giữ, Từ Nghĩa Thuần chửi thề và có hành vi chống đối người thi hành công vụ.
Báo giới Trung Quốc cũng đã tốn không ít giấy mực cho vụ tai tiếng của cậu thiếu gia này. Một tờ báo trong nước đã bình luận về vụ việc này như sau: “Từ sự việc trên có thể rút ra vài điểm. Thứ nhất, đưa con em sang nước ngoài đang trở thành “mốt” của giới nhà giàu.
Thứ hai, “thế hệ giàu có đời thứ hai” đang ngày càng hư hỏng với thú chơi siêu xe đắt tiền. Thứ ba, vụ việc này giống với vụ “bố tao là Lý Cương”. Thứ tư, vụ án trên thực sự đã tiêu tốn rất nhiều tiền.”
Miền Nam California với khí hậu dễ chịu cùng nền giáo dục tuyệt vời đã trở thành nơi tập trung đông nhất của thế hệ “phú nhị đại” Trung Quốc trên đất Mỹ. Vậy nhưng những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc lại dẫn đầu về số lượng tai tiếng khiến dư luận chú ý.
Xiao là người gốc Trùng Khánh đang theo học ở Nam California. Năm đầu tiên đi du học, cậu sinh viên này có một chiếc siêu xe thể thao Porsche Carrera 911 với giá xấp xỉ 100.000 NDT.
Vào kỳ nghỉ hè, Xiao cùng một vài người bạn cũng là “phú nhị đại” lái xe từ hộp đêm về nhà sau cuộc vui chơi. Họ bất ngờ bị cảnh sát kiểm tra.
Cảnh sát đã phát hiện các vị thiếu gia này đều đã uống không ít rượu nên đã áp giải họ về đồn.
Khi bị còng tay, một người bạn cùng lớp Xiao đã hét lên: “Bố tao là…” Vụ việc cũng gây xôn xao suốt một thời gian dài.
Lý Tranh (tên nhân vật đã được thay đổi) cũng là một cậu ấm thuộc “thế hệ nhà giàu thứ hai” ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Cha cậu là một quan chức chính phủ cao cấp, còn mẹ là giám đốc điều hành kinh doanh của một tập đoàn có tài sản lên tới hàng trăm triệu USD.
Bên cạnh việc đầu tư cho con trai vào một trường tư ở miền Nam California với giá gần 30.000 – 40.000 đô một năm học phí, gia đình này sẵn sàng chi hàng triệu USD để mua một căn biệt thự gần trường học cho cậu.
Tuy nhiên vào đầu năm 2010, Lý Tranh đã cố ý lái xe trong lúc say rượu và bị phạt 20 ngày lao động công ích.
Vậy nhưng khi thi hành án, cậu ấm này lại thản nhiên nói rằng: “Hình phạt này chẳng có nghĩa lý gì cả, cha tôi nói tôi không cần phải lao động gì hết.”
Và chính vì hành vi kháng án trên, cuối cùng từ 20 ngày lao động công ích, cậu ấm này phải lãnh án 15 ngày tù.
Mặc dù hình phạt chỉ là vài chục ngày tạm giam, nhưng mẹ và bà của Lý Tranh đã nhanh chóng bay từ Trung Quốc sang để bảo lãnh cho cậu. “Miễn là có thể bảo lãnh cho cháu, tốn bao nhiêu không là vấn đề".
Bà của Lý Tranh còn đau khổ nói rằng: “Ở Trung Quốc, tội danh của cháu chắc chắn không đến mức đi tù.”
Cuộc sống thường ngày của Lý Tranh cũng rất xa hoa. Cậu ấm này thích siêu xe, và đã đổi bốn hãng xe liên tiếp BMW, Mercedes – Benz, Land Rover, Porsche trong vòng năm năm. “Giá cả không phải là vấn đề” đối với cậu thiếu gia này.
Trên thực tế, những người đứng sau thế hệ “phú nhị đại” không biết rằng các hành vi hư hỏng của họ chỉ làm tăng thêm những mâu thuẫn xã hội và sự bất bình từ phía dư luận. Nhưng quan trọng hơn là, giới nhà giàu Trung Quốc liệu đã bao giờ tự hỏi giá trị thực sự của sự giàu có là gì?
Ngọc Anh(Tổng hợp)