+Aa-
    Zalo

    Thiếu gia nức tiếng Sài Gòn trần tình lý do đi tu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Thời sinh viên sư có sở thích chơi xe mô tô phân khối lớn. Ngày đó, ở Vinh chưa có hội chơi mô tô nên tôi được xem là “tay chơi”", sư Thiện Duyên nói.

    (ĐSPL) - "Thời sinh viên sư có sở thích chơi xe mô tô phân khối lớn. Ngày đó, ở Vinh chưa có hội chơi mô tô nên tôi được xem là “tay chơi”", sư Thiện Duyên nói.

    Gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao về câu chuyện một vị thiếu gia trẻ tuổi có khối tài sản "khủng" nhưng đã từ bỏ tất cả để quy uy nơi cửa phật. Với pháp danh “Thiện Duyên”, hiện vị thiếu gia trẻ đang tu dưỡng, khổ luyện tại một ngôi chùa ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM.

    Bản thành tích học tập và gia thế "khủng"

    Trên báo Pháp luật & Xã hội, sư Thiện Duyên đã có những phút trải lòng về lý do đi tu của mình. Sư Thiện Duyên vốn không phải là một thiếu gia buồn chán cuộc sống giàu sang như cư dân mạng phao tin. Đồng thời, nhà sư cũng không phải là “một chàng thanh niên từng học chuyên toán – tin ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Quốc gia Moscow”.

    L.D.K. ngày còn là “thiếu gia” và sư Thiện Duyên sau khi xuống tóc. (Ảnh: H. Hùng/báo Pháp luật & Xã hội).

    “Không biết vì sao lại có thông tin như thế. Có thể do lâu rồi sư không dùng địa chỉ facebook cũ nên người ta cập nhập thông tin chưa chính xác”, sư Thiện Duyên nói.

    Tuy nhiên, với bản thành tích học tập và gia thế mà nhà sư đính chính cũng khiến tất cả chúng ta vô cùng khâm phục.

    Sư có tên tục thế là L.D.K., SN 1982, trong một gia đình có cha mẹ là những thương gia lớn ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Vì thế từ thuở bé cậu bé K. đã thừa hưởng một cuộc sống sung túc đầy đủ.

    Là quý tử đầu lòng của một gia đình khá giả nhưng K. chưa bao giờ ỷ lại. Thời còn ngồi trên ghế nhà trường cậu luôn được bạn bè, thầy cô quý mến bởi bản thành tích học tập suất sắc.

    Thời THPT, L.D.K. là học sinh của khối chuyên toán ĐH Vinh. Sau đó, anh là học viên Học Viện Biên Phòng. Tốt nghiệp, K. tiếp tục du học ở Đại học Bưu điện Nga.

    Tốt nghiệp với thành tích học tập nổi bật, K. được nhiều cơ quan trong và ngoài nước mời gọi nhưng thêm một lần nữa anh quyết từ chối tất cả. Với ý định sẽ giúp cha mẹ mở rộng công việc kinh doanh và tiếp quản cơ ngơi gia đình D.K. tiếp tục theo học chuyên ngành Mậu dịch quốc tế (quản trị kinh doanh) tại Học viện sư phạm Thiểm Tây.

    Ngày cậu quý tử hồi hương, cha mẹ K. tự hào, mãn nguyện. Họ tin với tài trí của cậu con trai, công việc làm ăn trong gia đình từ đây sẽ lên như diều gặp gió. Và bản thân K. cũng đã vạch cho mình những kế hoạch để trở thành một doanh nhân thành đạt trong tương lai.

    Nói về cái mác “thiếu gia” của mình trước đây, sư Thiện Duyên cười: “Nhà tôi tuy chưa thể gọi là “đại gia” nhưng cũng thuộc diện đủ chi tiêu. Ngày trước, tôi được đi du học, tu nghiệp ở các nước phát triển nên tư tưởng khá phóng khoáng. Thời sinh viên sư có sở thích chơi xe mô tô phân khối lớn. Ngày đó, ở Vinh chưa có hội chơi mô tô nên tôi được xem là “tay chơi”. Tuy nhiên, tất cả xe mô tô hàng hiệu, ô tô xịn, điện thoại Vertu… đều là của gia đình. Tôi chỉ sử dụng khi về nước sau thì hoàn lại cho cha mẹ”.

    Được biết, sư Thiện Duyên còn một cậu em trai đang du học ở Anh và cô em gái làm việc trong cơ quan Nhà nước. 

    Tất cả chỉ gói gọn trong một chữ “duyên”

    Sinh ra trong một gia đình Phật giáo, từ nhỏ nhà sư nhiều lần được theo cha mẹ đi lễ chùa, làm từ thiện cứu giúp dân nghèo khắp nơi. Nhà sư Thiện Duyên chia sẻ, cha mẹ mình rất thích làm từ thiện. Hễ có dịp họ lại ra tay cứu giúp người nghèo khó, bệnh tật. Gia đình nhà sư ngoài việc bỏ tiền túi còn đứng ra quyên góp tiền từ các nhà hảo tâm để hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai, đói kém.

    Truyền thống đó sớm giúp sư nhận ra được sự từ bi bác ái ẩn chứa trong Phật giáo. Nhà sư Thiện Duyên luôn tâm niệm việc đi du học không chỉ giúp mở mang kiến thức mà còn để mình hiểu hơn về văn hóa, con người ở các nước phát triển, giúp mình biết trân trọng các giá trị nhân bản của dân tộc.

    Từ trước khi tu hành, nhà sư Thiện Duyên có thói quen đọc kinh kệ, những lời răn dạy của nhà Phật. Sư Thiện Duyên cho biết: “Sau nhiều năm học hỏi nghiên cứu, nhà sư muốn vào miền Nam để tìm hiểu rõ hơn hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam Tông. Ngày Nam tiến, nhà sư Thiện Duyên chỉ có ý định đi vãng cảnh chùa, tịnh tâm, học hỏi chứ chưa có ý định quy y. Khi vào Tổ đình Bửu Quang, Thiện Duyên may mắn được tiếp xúc với thượng tọa Thiện Minh trụ trì tại đây. Thượng tọa là người đầu tiên giảng giải cho Thiện Duyên những điều sâu sắc ẩn chứa bên trong Phật giáo nguyên thủy Nam Tông. Chính đức độ, tài năng của thượng tọa là nguồn động viên lớn nhất khiến Thiện Duyên quyết xuống tóc quy y. Việc Thiện Duyên xuất gia tất cả chỉ gói gọn trong một chữ “duyên””.

    Thiện Duyên cho biết chưa từng gặp phải bất cứ biến cố hay trở ngại gì trong cuộc sống để rồi xuống tóc lời đồn, có chăng đó là sự ngộ đạo, sự bình tâm để loại bỏ được cái tham, sân, si trong con người tục thế.

    Quyết định vào cửa thiền để khổ luyện tuy cha mẹ Thiện Duyên không thực sự đồng tình nhưng cũng không cấm cản. Họ là những người mộ đạo và đặc biệt am hiểu những quy tắc tu tập của hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam Tông nên muốn cho sư có những trải nghiệm thiết thực.

    Nhà sư Thiện Duyên giải thích, việc mình khổ luyện, tụng kinh niệm Phật không chỉ giúp tâm hồn thanh thản, thư thái mà còn cầu an cho chúng sinh, cũng như phúc đức cho cha mẹ, người thân. Nếu như người tục thế xem việc trả hiếu cha mẹ bằng những hành động thực tế thì đệ tử Phật môn lại khác.

    Với sư Thiện Duyên khi đã ngộ đạo thì việc từ bỏ thói quen sinh hoạt của một “thiếu gia” có cuộc sống sung túc trước đây là điều hết sức dễ dàng. Nhà sư Thiện Duyên cho biết, kể từ ngày mới vào chùa đã tuân thủ nghiêm ngặt các giới luật của hệ phái. Ngoài việc ăn chay, niệm Phật, cầu nguyện, Thiện Duyên còn theo các đệ tử khác đi khất thực, phổ độ, cầu bình an, hạnh phúc cho chúng sinh trong thiên hạ.

    Trao đổi trên trang CSTC, Thượng tọa Thiện Minh, trụ trì chùa Bửu Quang cho biết: “Việc sư “Thiện Duyên” xuống tóc quy y chỉ là hình thức tu gieo duyên. Do đó, Phật giáo nguyên thủy Nam Tông có quy định cho các đệ tử được phép tu gieo duyên. Nghĩa là họ được phép quy y trong khoảng thời gian nhất định, kéo dài 1-2 tháng, thậm chí một năm. Trong quá trình tịnh tâm, khổ luyện, nhận ra những giá trị cao đẹp trong triết lý nhà phật đệ tử lại hoàn tục, trở về với cuộc sống trước đây của mình. Chùa Bửu Quang không chỉ có sư Thiện Duyên, mà còn có rất nhiều đệ tử khác tham gia tu gieo duyên”.

    LINH SAN(Tổng hợp)

    Xem thêm video: Lợn quỳ trước cổng chùa hàng tiếng đồng hồ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thieu-gia-nuc-tieng-sai-gon-tran-tinh-ly-do-di-tu-a95741.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.