+Aa-
    Zalo

    Thị trấn hàng không, giàu có tới mức "nhà nào cũng có chuyên cơ" dùng để đi ăn sáng

    (ĐS&PL) - Độ giàu có và xa xỉ của thị trấn biểu hiện bằng việc mỗi gia đình đều sở hữu "chuyên cơ" riêng và đỗ ngay trước nhà. Sáng thứ 7, họ tụ tập tại đường băng, cất cánh theo nhóm 3 người và bay tới một trong những sân bay địa phương để ăn sáng.

    Cư dân chủ yếu là phi công chuyên nghiệp

    dspl01

    Thị trấn "sang chảnh" nhất nước Mỹ, mỗi gia đình đều sở hữu máy bay riêng. Ảnh: Flickr

    dspl04

    Toàn cảnh thị trấn giàu sang Spruce Creek. Ảnh: Easy My Trip

    Theo Amusing Planet, Spruce Creek là một thị trấn nhỏ nằm ở vùng Đông Bắc nước Mỹ, được xem là một trong những cộng đồng dân cư độc đáo nhất trên thế giới. Khu vực này chỉ có khoảng 5.000 người sinh sống, 1.300 ngôi nhà nhưng lại có tới 700 nhà chứa máy bay và bãi đáp riêng trước mỗi căn biệt thự.

    Thay vì đi ô tô, người dân Spruce Creek chọn máy bay là phương tiện di chuyển chính. Hầu hết mỗi gia đình ở đây đều sở hữu ít nhất 1 chiếc máy bay và đều xây riêng khu nhà để máy bay cùng con đường dẫn tới đường băng chung của cả thị trấn.

    Đa phần cư dân của thị trấn này là phi công chuyên nghiệp, số còn lại đều là bác sĩ, luật sư, hay nhà kinh doanh bất động sản… Dù làm nhiều ngành nghề khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là niềm đam mê với máy bay.

    Carlos Bravo, một cư dân lâu năm của Spruce Creek chia sẻ: “Khi đến đây, cảm giác như tôi đến Disneyland lần đầu tiên vậy. Spruce Creek lúc ấy tuy chưa hoàn tất quy hoạch nhưng trông như một khu phố thực sự trong khi hầu hết các sân bay dân sự khác chỉ có một dải cỏ nhỏ ở trung tâm với những ngôi nhà đủ kiểu. Nơi đây thực sự sang trọng”.

    Bravo đã làm phi công từ năm 16 tuổi và đã mất nửa năm tìm một sân bay phù hợp để có thể sử dụng chiếc máy bay của mình đi đến Chicago.

    Cuộc sống “sang chảnh” như mơ của bao người

    dspl06

    Những thị trấn "sang chảnh" dành cho các tín đồ đam mê máy bay đã trở nên phổ biến ở Mỹ.

    dspl05

    Một chiếc máy bay đậu trước cửa nhà dân. Ảnh: The Times

    dspl03

    Để trải nghiệm cuộc sống ở đây bạn không chỉ cần có nhiều tiền mà còn phải chuẩn bị “tinh thần thép”.

    Người dân sống ở Spruce Creek đều có mức thu nhập cao. Những ngôi nhà tại Spruce Creek có giá từ 169.000 - 2.650.000 USD (khoảng gần 4 tỉ cho đến gần 60 tỷ đồng) tùy theo diện tích. Trong khi đó, biệt thự lớn hơn với nhà chứa máy bay có giá lên tới hàng triệu USD.

    Ngoài mức sống cao, người dân nơi đây còn tự hào với an ninh nghiêm ngặt, có đội tuần tra bảo vệ 24 giờ, hàng loạt câu lạc bộ bay, dịch vụ cho thuê và huấn luyện bay cũng như có hẳn một sân golf 18 lỗ cũng được xây dựng phục vụ cho nhu cầu giải trí.

    Hầu hết các gia đình ở Spruce Creek đều có máy bay riêng. Cứ vào sáng thứ 7 mỗi tuần, họ lại tụ tập tại đường băng, cất cánh theo nhóm 3 người và di chuyển tới một trong những sân bay địa phương chỉ để ăn sáng. Họ gọi đây là “Saturday Morning Gaggle”.

    "Bộ sưu tập" máy bay ở Spruce Creek bao gồm từ Boeing cho đến Cessnas và Pipers, P-51 Mustang, L-39 Albatros, Eclipse 500, Fouga Magister của Pháp. Không chỉ có máy bay, ở đây người ta còn có thể bắt gặp Lamborghini, tàu hộ tống, xe máy đủ hình dáng và thậm chí cả Porsche GT2.

    Dù không phải tất cả cư dân ở Spruce Creek đều là phi công nhưng không có gì lạ khi bước vào một nhà chứa máy bay và nhìn thấy những bức tường được bao phủ bởi các bộ phận của máy bay cổ và kỷ vật liên quan. Nơi đây cũng có một số người nổi tiếng sinh sống như tài tử John Travolta.

    Mô hình thị trấn hàng không

    dspl02

    Gia đình sở hữu máy bay riêng là chuyện bình thường ở Spruce Creek.

    Spruce Creek không phải cộng đồng dân cư duy nhất có sân bay riêng ở Mỹ. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, khi Mỹ có quá nhiều phi công “thất nghiệp” và đường bay bỏ không. Số lượng phi công vào khoảng dưới 34.000 vào năm 1939, nhưng đã tăng lên tới hơn 400.000 năm 1946.

    Để giải quyết tình trạng này, Cục Quản lý Hàng không Dân dụng Mỹ đã đề xuất xây dựng 6.000 căn cứ không lưu trên khắp cả nước, mở đầu cho việc hình thành mạng lưới bay rộng lớn và sự ra đời của các cộng đồng dân cư có chung niềm yêu thích với máy bay. Mô hình Airpark - thị trấn hàng không đã được ra đời từ thời điểm này.

    Với mô hình Airpark, mỗi lần đi máy bay, người dân không cần phải chạy xe ra các sân bay cách xa nhà, mà đơn giản chỉ cần bước ra khỏi cửa là leo lên máy bay, và có thể đáp ngay ở đường băng trước sân nhà vô cùng thuận tiện.

    Hiện có hơn 600 cộng đồng bay rải rác khắp nước Mỹ, tập trung chủ yếu ở các bang Arizona, Colorado, Florida, Texas và Washington, trong đó Spruce Creek được xem như cộng đồng lớn nhất. Phong cách sống thú vị này thậm chí đã lan tới nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Canada, Nam Phi và Costa Rica.

    Nguồn: Amusing Planet, Business Insider, Travel Leisure

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-tran-hang-khong-giau-co-toi-muc-nha-nao-cung-co-chuyen-co-dung-de-di-an-sang-a589979.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan