Mới đây, báo chí tục đưa tin về vụ việc thi thể nam sinh 9 tuổi mất tích được tìm thấy lớp băng trôi của dòng sông. Được biết, nạn nhân đến từ thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc. Nguyên nhân cái chết vẫn đang được điều tra.
Tuy nhiên, nhớ lại những sự việc xảy ra trước thời điểm cậu bé mất tích, nhiều người cho rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ chính những tổn thương tâm lý mà cậu bé đã trải qua.
Vài ngày trước, cậu bé đã xảy ra mâu thuẫn với bạn cùng lớp. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện cho phụ huynh của nam sinh để đưa bé về nhà. Khi được cảnh sát hỏi thăm, bà mẹ thừa nhận đã quát mắng và phạt đánh đòn cậu bé. Đáng chú ý, người mẹ nhấn mạnh rằng "nếu không chịu học tập và tu dưỡng đạo đức tử tế thì mai này chỉ đi nhặt rác".
Sau khi sự việc được chia sẻ, nhiều người cho rằng cậu bé rất có thể đã vô cùng xấu hổ trước sự trách phạt của giáo viên. Thay vì giảng hòa giữa 2 học sinh, cô giáo đã vội vàng gọi điện cho cha mẹ và đình chỉ học cậu bé. Trong khi người mẹ chưa tìm hiểu nguyên nhân đã đánh mắng con.
Cha mẹ nên làm gì khi con gái mắc lỗi?
- Trước hết, cha mẹ tuyệt đối không nên mắng con bằng những câu, những từ ngữ nặng lời, bởi tâm hồn con trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
- Nên nhẹ nhàng phân tích, chỉ ra cho con cái biết rằng chúng đã sai ở đâu, phải làm như thế nào thì mới tốt, mới đúng. Không nên “kể xấu” con với người khác, mắng con trước mặt người khác.
- Khi con cái biết sửa chữa, đừng dành tặng con những lời khen ngợi. Tạo sự gần gũi, thường xuyên trò chuyện để lắng nghe, hiểu con cái hơn và có sự uốn nắn kịp thời, đúng đắn khi con cái mắc lỗi.
Cuộc sống hàng ngày cho thấy, rất nhiều bố mẹ hay mắng con khi con phạm lỗi. Có những lời nhẹ nhàng, cũng có những câu trách móc nặng nề, thậm chí là nhục mạ và xúc phạm con. Những câu nói tuôn ra trong lúc nóng giận, không kịp suy nghĩ ấy có thế sẽ lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Linh Chi(T/h)