+Aa-
    Zalo

    Thí điểm thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại Nha Trang để phòng sốt xuất huyết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch thả thí điểm muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại Nha Trang, Khánh Hòa. Mỗi tuần dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô.

    Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch thả thí điểm muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại Nha Trang, Khánh Hòa. Mỗi tuần dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô, tương ứng với mức thả trung bình là 1 con muỗi/25 m2/tuần.

    Theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 3/2018, dự án thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachiatại 8 thôn trung tâm xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, gồm thôn: Lương Sơn 1, Lương Sơn 2, Lương Sơn 3, Văn Đăng 1, Văn Đăng 2, Văn Đăng 3 và Võ Tánh 1, Võ Tánh 2.

    Dự án đã lập bản đồ phân chia các ô thả muỗi trong khu vực, mỗi ô có kích thước 50mx50m.

    Theo ông Nguyễn Trần Hiển, phó giám đốc dự án, hiện đơn vị đã lập bản đồ phân chia các ô thả muỗi trong khu vực ở xã Vĩnh Lương. Mỗi tuần dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô, tương ứng với mức thả trung bình là 1 con muỗi/25 m2/tuần.

    Muỗi mang Wolbachia được nuôi trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Châu Tường

    Ngoài ra, trước khi tiến hành thả muỗi ở xã Vĩnh Lương, dự án sẽ tổ chức tham vấn cộng đồng, lấy ý kiến bằng cách phát phiếu khảo sát.

    “Đơn vị sẽ trực tiếp lấy ý kiến người dân, sau đó tiến hành khảo sát về mức độ nhận thức của người dân về phương pháp này. Dự án lấy phiếu đồng thuận ở 370 hộ gia đình chọn ngẫu nhiên. Việc thả muỗi Wolbachia chỉ được tiến hành sau khi có được sự đồng thuận từ 80% dân cư trở lên”, ông Hiển thông tin.

    Muỗi vằn mang Wolbachia sau khi được thả ra thực địa sẽ cặp đôi, sinh sản và tự duy trì trong môi trường tự nhiên.

    Muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực mang hoặc không mang Wolbachia cũng đều sinh ra trứng nở thành thế hệ muỗi tiếp theo mang vi khuẩn Wolbachia.

    Trong cơ thể muỗi, vi khuẩn Wolbachia sẽ ức chế (ngăn chặn) sự xâm nhập và nhân lên của virus dengue (gây bệnh sốt xuất huyết) và virus Zika, do đó các virus gây bệnh này hầu như không còn khả năng truyền từ muỗi sang người.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-diem-tha-muoi-mang-vi-khuan-wolbachia-tai-nha-trang-de-phong-sot-xuat-huyet-a216170.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan