+Aa-
    Zalo

    Thí điểm làm dải phân cách cứng trên tuyến buýt nhanh trước Tết Nguyên đán

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dải phân cách cứng cao khoảng 60cm trên tuyến buýt nhanh BRT sẽ được thí điểm lắp đặt trước Tết Nguyên đán 2017.

    (ĐSPL) - Dải phân cách cứng cao khoảng 60cm trên tuyến buýt nhanh BRT sẽ được thí điểm lắp đặt trước Tết Nguyên đán 2017.

    Tin tức VnExpress đăng tải, sáng 17/1, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, UBND thành phố đã đồng ý chủ trương thí điểm làm dải phân cách cứng phục vụ xe buýt nhanh BRT. Hiện tại, đơn vị đang khảo sát các đoạn đường thí điểm để trước Tết Nguyên đán 2017 sẽ thực hiện.

    Cụ thể, theo ông Hải, dải phân cách sẽ cao khoảng 60 cm, là loại hàng rào nhẹ, di động, dự kiến được đặt từ bến chờ xe buýt đến các nút giao cắt.

    Ông Hải cũng chia sẻ thêm, việc lắp dải phân cách là để các phương tiện khác không lấn làn xe buýt nhanh, lập lại trật tự và phục vụ tuyến buýt nhanh hoạt động hiệu quả nhất.

    Sẽ thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng phục vụ tuyến buýt nhanh BRT trước Tết nguyên đán 2017/ (Ảnh: VnExpress) 

    Trước đó, như đã đưa tin, tuyến xe buýt nhanh BRT chạy bến Yên Nghĩa - Kim Mã đã chính thức được khai trương vào sáng 31/12/2016. Mỗi ngày, buýt nhanh BRT hoạt động từ 5 giờ sáng đến 22h với tần suất 5-15 phút/chuyến và 45 phút/lượt. Giá vé hiện nay được bán 7.000 đồng/lượt.

    Báo Dân Việt cũng dẫn lời ông Nguyễn Hoàng Hải cho hay, theo thống kê, sau 10 ngày vận hành, buýt nhanh BRT đã vận chuyển được gần 140.000 hành khách. Trung bình mỗi ngày, buýt nhanh vận chuyển khoảng 14.000 lượt hành khách.

    Theo ông Hải, hiện nay, tại các nút giao cắt, người dân vẫn lấn làn, tạt đầu buýt nhanh để quay xe.

    “Do vậy, theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, sau thời gian miễn phí vé xe buýt nhanh 1 tháng (từ 1/1/2017 đến 31/1/2017) lực lượng cảnh sát giao thông sẽ bắt đầu xử phạt phương tiện đi vào làn buýt nhanh BRT. Lực lượng chức năng sẽ căn cứ vào hình ảnh camera xử phạt nguội”, ông Hải nói.

    Dự án xe buýt nhanh BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 và sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng.

    Tuyến xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài khoảng 14,7 km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 1 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 1 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 4 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 1 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa. Tuyến sẽ sử dụng loại xe buýt 12m.

    Lộ trình hoạt động của xe buýt nhanh BRT như sau:

    Chiều đi : Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Kim Mã.

    Chiều về: Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa với cự ly tuyến 14,77 km.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-diem-lam-dai-phan-cach-cung-tren-tuyen-buyt-nhanh-truoc-tet-nguyen-dan-a178502.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan