+Aa-
    Zalo

    Theo dấu đường đi của mỹ phẩm cao cấp rởm nhập lậu từ Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều loại mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, dầu xả... từ Trung Quốc đang được một số đối tượng tìm cách thẩm lậu vào Việt Nam.

    Nhiều loại mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, dầu xả... từ Trung Quốc đang được một số đối tượng tìm cách thẩm lậu vào Việt Nam. Những loại hàng hóa này không hề có ngày sản xuất, hạn sử dụng, nhưng bằng nhiều cách, vẫn được luồn lách vào thị trường và đánh lừa không ít người dùng.

    Lập lờ đánh lận con đen

    Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, trên thị trường đang có nhiều loại dầu gội, dưỡng tóc, sữa tắm... được quảng cáo, giới thiệu là hàng hiệu, có nguồn gốc từ Đức, Pháp, Mỹ... song thực chất là xuất xứ từ Trung Quốc. Điển hình là loại sản phẩm đang hút hàng mang thương hiệu Ka... Dù được giới thiệu là hàng chính hãng của Đức nhưng thực chất các đối tượng buôn bán đang lập lờ đánh lận con đen, bán hàng nhập lậu từ Trung Quốc.

    Thời gian qua, lực lượng chức năng cũng đã thu giữ, tiêu hủy nhiều lô hàng là mỹ nhập lậu từ Trung Quốc.

    Để tìm hiểu rõ hơn, trong vai khách hàng cần lượng hàng lớn phân phối đi các tỉnh, thành khác, PV đã tìm cách tiếp cận một số đầu mối chuyên cung cấp tại TP.HCM. Lần theo một địa chỉ mà giới trẻ đang tìm mua loại sản phẩm này, PV tìm đến shop mỹ phẩm tóc cao cấp trên đường Lê Văn Việt, quận 9, TP.HCM. Tại đây, khi hỏi về dòng mỹ phẩm dành cho tóc mang tên Ka..., người tên Lan giới thiệu rất nhiệt tình: “Sản phẩm này có thể gọi là một loại dầu gội, xả, tắm cao cấp, có tác dụng dưỡng từ bên trong tạo độ bóng mượt và làm cho tóc có trọng lượng, làm giảm rụng tóc hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc từ Đức”.

    Với loại của Đức, Lan báo giá 550.000 đồng/bộ sản phẩm. “Giá này đã giảm rồi anh nhé, chứ giá niêm yết là 750.000 đồng/bộ sản phẩm (gội và xả) đó. Nếu anh lấy nhiều thì bên em sẽ chiết khấu thêm cho anh”, Lan nói.

    Sản phẩm không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

    PV đặt vấn đề muốn tìm hiểu loại mang thương hiệu này nhưng nguồn gốc Trung Quốc. Ngay lập tức, Lan gật đầu và cho biết: “Loại này có giá rẻ hơn nhiều, chỉ 260.000 đồng/bộ sản phẩm. Hàng này là của Hồng Kông, y chang của Đức. Thậm chí, anh lấy nhiều thì bên em để cho anh 220.000 đồng/bộ”.

    Theo quan sát, sản phẩm này nhìn không khác gì hàng của Đức, tuy nhiên không hề có ngày sản xuất, hạn sử dụng, cũng như nhãn phụ bằng tiếng Việt. Tương tự, tại nhiều điểm cung cấp, bán mỹ phẩm khác, PV cũng dễ dàng có thể tìm mua được các loại hàng hóa này. Điều đáng nói, trên các sản phẩm cũng không hề ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng. Điển hình tại chợ Tân Bình (quận Tân Bình, TP.HCM), PV bước vào tiệm chuyên bán mỹ phẩm của chị Th. hỏi mua về dòng sản phẩm Ka...

    Ngay lập tức, chị Th. đưa cho PV một cặp sản phẩm vừa xả và gội. Quan sát cặp sản phẩm này nhưng không hề thấy ngày sản xuất, hạn sử dụng, PV liền thắc mắc và chị Th. hướng dẫn hết sức mông lung, theo kiểu cho qua chuyện: “Em xem vào hàng số ở mã vạch ấy, 3 số cuối là hiển thị ngày tháng sản xuất, số tiếp theo là năm sản xuất, 3 số còn lại là số lô hàng”.

    Thấy khó hiểu, PV đưa sản phẩm cho chị Th. cũng lắc đầu, không biết đọc như thế nào. Thậm chí, có loại sản phẩm in ngày tháng năm xuất nhập khẩu, hạn sử dụng nhưng rất mờ, số đọc được, số lại không.

    Đầu nậu “phủ sóng toàn quốc”?

    Theo những người bán hàng, những mặt hàng này hoặc được xách tay về bán hoặc được người khác đưa đến giao hàng mà họ không quan tâm tới nguồn gốc. “Người ta giao hàng thì mình bán, thấy nhiều người mua, hàng bán chạy là được. Với lại thấy sản phẩm cũng có bao bì tốt nên bán thôi”, chị Th. nói. Tuy nhiên, theo quan sát của PV, trên sản phẩm này toàn ghi bằng tiếng Anh mà không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

    Dưới đáy sản phẩm có ngày tháng năm xuất nhập khẩu, hạn sử dụng nhưng số đọc được, số lại không.

    [poll3]1579[/poll3]

    Tuy nhiên, Dũng cho biết, do khách lấy số lượng nhiều nên shop đó không cung ứng đủ hàng. Sau đó, Dũng còn cung cấp cho PV nhiều địa chỉ để mua hàng, thậm chí có nơi bán với giá 38 nhân dân tệ/bộ sản phẩm. “Nếu lấy số lượng nhiều như vậy (10.000 sản phẩm như PV yêu cầu) thì em phải lấy từ nhiều shop khác nhau mới đủ nguồn cung anh ạ”, Dũng nói thêm.

    Tuy nhiên, dường như tiếc mối hời, chừng ít phút sau, Dũng lại báo cho PV: “Em đã tìm được điểm cung cấp đủ hàng cho anh rồi”. Thắc mắc về quá trình vận chuyển, Dũng nói: “Hàng bên em sẽ đưa về đến Hà Nội cho anh, vì kho công ty em ở đây. Sau đó, anh lựa chọn đối tác đưa vào TP.HCM. Còn không, bên em sẽ giới thiệu đối tác cho anh hoặc anh cứ liên hệ với chị này, chuyển hàng đi TP.HCM để đưa hàng vào trong đó”.

    Ngay lập tức, Dũng cho số điện thoại một người khác, đảm nhận dịch vụ vận chuyển hàng lậu từ Hà Nội TP.HCM. PV tỏ vẻ nghi ngại và sợ giá của sản phẩm sẽ đội lên, Dũng trấn an ngay: “Anh cứ yên tâm, hàng sẽ được vận chuyển an toàn và trót lọt cho anh từ bên Trung Quốc về và vào đến TP.HCM luôn. Giá thì anh yên tâm, cực mềm nha”.

    PV tiếp tục liên hệ với công ty L.P, chuyên vận chuyển hàng là mỹ phẩm từ Trung Quốc về Việt Nam. Người đại diện tên Hải làm việc với PV cho biết: “Hàng này em sẽ đặt cho nhanh với giá cực rẻ. Nếu chỗ nào rẻ hơn, anh cứ trả lại tiền. Anh khỏi lo giá cả, cứ lên danh sách cho em, sau đó sẽ báo giá cụ thể, giờ tối rồi, mai làm việc sẽ có ngay cho anh”.

    PV ngỏ ý muốn biết hàng lấy từ đâu, đưa về Việt Nam thế nào, Hải nói: “Hàng này bên em lấy ở Bằng Tường và Quảng Châu (Trung Quốc) đưa về bằng đường tiểu ngạch. Sau khi có đơn hàng, bên em sẽ tiến hành lấy hàng cho anh về kho. Có hàng, bên em sẽ đưa hợp đồng cho anh ký và thu 70% số tiền của đơn hàng. Số còn lại sẽ thu khi giao hàng tại Việt Nam cho anh. Nếu anh ở TP.HCM bên em sẽ giao hàng cho anh tại kho trên đường Phan Thúc Duyện (quận Tân Bình). Anh chỉ đợi ngày đến lấy hàng. Mà nhiều người cũng đặt hàng bên em như anh lắm, họ làm ăn cũng lời dữ”.

    Quản lý thị trường sẽ có phương án kiểm tra, xử lý

    Liên quan đến nguồn gốc hàng Trung Quốc kém chất lượng, thẩm lậu và đội lốt hàng hóa Việt Nam và các nước khác, trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng chi cục Quản lý Thị trường TP.HCM cho biết: “Thực tế cho thấy, một số đối tượng nhập lậu hàng từ Trung Quốc sau đó biến thành hàng Việt hoặc thành hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác bán với giá cao hơ gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Trước thực trạng đó, các Quản lý thị trường cơ động sẽ rà soát các mục tiêu trọng đi tượng đầu nậu, ổ nhóm để có phương án kiểm tra, xử lý kịp thời. Đồng thời sẽ tiến thành phối hợp với các cơ quan chức năng của các địa phương để truy xuất nguồn gốc hàng hóa”.

    Thanh Tùng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/theo-dau-duong-di-cua-my-pham-cao-cap-rom-nhap-lau-tu-trung-quoc-a183473.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan