Ca tử vong 111: BN19591, nữ, 59 tuổi. Địa chỉ: quận 7, TP.HCM, có tiền sử tăng huyết áp. Người này có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 3/7 và được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến số 1 Long An.
Bệnh nhân tử vong vào 11h ngày 7/7.
Chẩn đoán nguyên nhân: Viêm phổi nặng do COVID-19 biến chứng suy hô hấp tiến triển, nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân tăng huyết áp.
CA TỬ VONG 112: BN10936, nữ, 64 tuổi. Địa chỉ: Quang Châu, Bắc Giang, tiền sử đái tháo đường chưa điều trị, u tuyến giáp điều trị theo đơn.
Có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 6/6. Từ ngày 9/6 xuất hiện ho, sốt, tiến triển suy hô hấp tăng dần được chuyển đến Trung tâm ICU Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang.
Ngày 22/6, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Chẩn đoán vào viện: Theo dõi nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, mắc COVID-19 nặng.
Bệnh nhân tử vong vào 0h12 phút ngày 7/7.
Chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm phổi do do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường, u tuyến giáp.
Như vậy, tổng số bệnh nhân tử vong của đợt dịch này lên 77, kể từ đầu dịch năm 2020 là 112 ca.
Tính đến 13h ngày 10/7:
- Việt Nam có tổng cộng 25.486 ca ghi nhận trong nước và 1.914 ca nhập cảnh.
- Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 23.916 ca, trong đó có 6.210 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.809.856 xét nghiệm cho 9.029.725 lượt người
Cũng trong ngày 10/7, Việt Nam đã chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18 từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong công tác tiêm chủng luôn quán triệt đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng “tiêm đến đâu an toàn đến đó"…
Mục tiêu lớn nhất của chiến dịch là tổ chức tiêm chủng cho người dân trong độ tuổi tiêm chủng nhiều nhất, nhanh nhất để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người dân.
Mộc Miên (T/h)