+Aa-
    Zalo

    Thêm 11 người liên quan nhóm tôn giáo ở TP.HCM nghi mắc COVID-19

    • DSPL

    (ĐS&PL) - TP.HCM ghi nhận thêm 11 trường hợp nghi mắc COVID-19 có liên quan tới Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở quận Gò Vấp.

    o dich hoi thanh truyen giao phuc hung da co 36 ca duong tinh dspl1
    Lực lượng chức năng phong tỏa con hẻm liên quan chuỗi lây nhiễm COVID-19. Ảnh: VietNamNet

    Chiều 27/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, trong số 36 bệnh nhân của ổ dịch liên quan tới Hội thánh truyền giáo Phục Hưng có địa chỉ sinh hoạt tại 415/8/4 Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, 29 người là hội viên, 7 trường hợp là F1 (4 người làm việc chung tòa nhà tại quận Phú Nhuận và 3 bệnh nhân tiếp xúc gần ở nơi cư trú).

    Theo HCDC, 19 trường hợp ghi nhận triệu chứng với tỷ lệ 53%. Các ca bệnh có triệu chứng khởi phát sớm nhất bắt đầu từ ngày 13/5. 4 trường hợp không có triệu chứng, 13 trường hợp không rõ triệu chứng.

    Số ca mắc trong Hội thánh truyền giáo là 29/38 người, chiếm 3/4 số hội viên, chỉ số xét nghiệm cho thấy đang trong giai đoạn bệnh diễn tiến.

    Các quận, huyện có liên quan ổ dịch này là TP.Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè, Bình Tân, Bình Chánh, quận 1, 3, 4, 5, 10, 12.

    Các chỉ số xét nghiệm cho thấy những người này đang ở giai đoạn diễn tiến của bệnh. Vì vậy, những hội viên dù có kết quả âm tính vẫn được xem là ca nghi ngờ. Bởi họ có khả năng đang nhiễm bệnh hoặc đã khỏi bệnh.

    Hiện hệ thống phòng chống dịch thành phố đang triển khai thực hiện truy vết nhanh, mở rộng bao vây để cắt đứt chuỗi lây nhiễm này đồng thời điều tra nguồn lây nhiễm.

    Trước đó, tối ngày 26/5, TP.HCM ghi nhận 3 trường hợp đầu tiên của nhóm tôn giáo dương tính với SARS-CoV-2.

    TP đã tiến hành điều tra, truy vết các trường hợp liên quan đến các ca nghi nhiễm, phong tỏa tạm thời các địa điểm liên quan. 10 địa điểm đang được phong tỏa để xử lý dịch gồm Hóc Môn (6 điểm), Tân Phú (1), Gò Vấp (1), quận 12 (1), Phú Nhuận (1).

    Đánh giá sơ bộ, cơ quan chức năng cho thấy đây là một chuỗi lây nhiễm đang diễn tiến, phát hiện được nhờ các trường hợp có triệu chứng đi khám tại cơ sở y tế. Mầm bệnh có thể đã lây lan trong cộng đồng nên người dân cần nâng cao cảnh giác, tự giác khai báo y tế, nhất là những người có sinh hoạt hoặc liên hệ với Hội thánh truyền giáo.

    Vì vậy, HCDC khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, đồng thời tự giác khai báo y tế, nhất là có sinh hoạt hoặc liên quan nhóm tôn giáo, chưa được chính quyền hoặc cơ quan y tế liên hệ.

    Khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp, người dân cần đi khám tại các bệnh viện. Lưu ý cần trung thực trong khai báo y tế để được phân luồng phù hợp, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bệnh viện.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/them-11-nguoi-lien-quan-nhom-ton-giao-o-tp-hcm-nghi-mac-covid-19-a501996.html
    Đưa vắc xin COVID-19 về Việt Nam là một hành trình dài với những nỗ lực vượt bậc

    Đưa vắc xin COVID-19 về Việt Nam là một hành trình dài với những nỗ lực vượt bậc

    Tính đến nay (27/5) hơn 2.9 triệu liều vắc xin COVID-19 đã về đến Việt Nam, hơn 1 triệu liều đã được triển khai tiêm chủng. Nhiều câu hỏi đã và đang được đặt ra cho công tác cung ứng, triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong giai đoạn tới. Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ông Nitin Kapoor - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và bà Emily Hamblin - Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM về vấn đề này:

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đưa vắc xin COVID-19 về Việt Nam là một hành trình dài với những nỗ lực vượt bậc

    Đưa vắc xin COVID-19 về Việt Nam là một hành trình dài với những nỗ lực vượt bậc

    Tính đến nay (27/5) hơn 2.9 triệu liều vắc xin COVID-19 đã về đến Việt Nam, hơn 1 triệu liều đã được triển khai tiêm chủng. Nhiều câu hỏi đã và đang được đặt ra cho công tác cung ứng, triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong giai đoạn tới. Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ông Nitin Kapoor - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và bà Emily Hamblin - Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM về vấn đề này: