+Aa-
    Zalo

    Thêm 10.000 học sinh tham gia chương trình giáo dục dinh dưỡng & phát triển thể lực trẻ em

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 28/8/2017 đến cuối tháng 9/2017, dành cho đối tượng tham gia là các đội ngũ cán bộ, giáo viên và gần 10.000 học sinh từ các trường tiểu họ

    Theo thỏa thuận hợp tác đã ký ngày 01/6/2017 với công ty FrieslandCampina Việt Nam về việc thực hiện dự án truyền thông “Giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em Việt Nam” Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Bình Dương đã chính thức khởi động Chương trình tuyên truyền chuyên đề về giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em Việt Nam.

    Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 28/8/2017 đến cuối tháng 9/2017, dành cho đối tượng tham gia là các đội ngũ cán bộ, giáo viên và gần 10.000 học sinh từ các trường tiểu học và mầm non thuộc tỉnh Bình Dương. Cũng trong dịp này, 10.000 ly sữa cũng được phát cho các em học sinh tham gia chương trình.

    Các bé thích thú xếp nhà bằng sữa và tham gia giải đố có thưởng

    Tại buổi nói chuyện, các chuyên gia giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Tỉnh Bình Dương và Công ty FrieslandCampina Việt Nam hướng dẫn cho học sinh những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, vận động thể chất hợp lý, hiểu rõ lợi ích của việc uống sữa: 2 ly sữa mỗi ngày, 1 giờ vận động thể chất giúp trẻ phát triển hoàn chỉnh thể chất lẫn trí lực. Đây cũng chính là thông điệp truyền thông mà chương trình mong muốn mang lại cho các học sinh, từ đó, tạo sự lan tỏa rộng rãi, mang tính bền vững trong cộng đồng.

    Nối tiếp chương trình nói chuyện chuyên đề, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Bình Dương và Công ty FrieslandCampina sẽ tiếp tục triển khai hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động cho các đối tượng là đội ngũ cán bộ nhân viên các trạm y tế, các cộng tác viên y tế xã, huyện thuộc tỉnh Bình Dương, góp phần thực hiện các mục tiêu “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam”, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, hạn chế sự gia tăng tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường và học đường; cải thiện nhận thức và thói quen về dinh dưỡng và vận động hàng ngày của phụ huynh học sinh, từ đó cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực và trí lực cho học sinh.

     Nhảy Flashmob Năng lượng sữa - Khởi đầu ngày mới năng động

    Chương trình thỏa thuận hợp tác được ký kết với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Bình Dương tháng 6 vừa qua là một phần của chiến dịch "Uống sữa, Vận động, Khỏe mạnh” do công ty FrieslandCampina Việt Nam khởi xướng dựa trên nền tảng sự phát triển và trưởng thành của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn uống, dinh dưỡng và vận động thể lực hàng ngày. Theo kết quả khảo sát tình hình dinh dưỡng tại khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) mà FrieslandCampina phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (thuộc Bộ Y Tế) và đã thực hiện cho thấy thực trạng suy dinh dưỡng vẫn tồn tại ở trẻ em dưới 12 tuổi. Hơn 50% trẻ em thiếu canxi và vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, C và sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là sự thiếu hụt vitamin D mặc dù sống tại khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời.

    Trong khi suy dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất tiếp tục là những vấn đề đáng quan tâm ở nông thôn, thì tỉ lệ trẻ béo phì và dư cân cũng đang gia tăng đáng kể, ít vận động ngoài trời - đặc biệt là ở đô thị. Vì vậy, chương trình tuyên truyền giáo dục về dinh dưỡng và vận động thể lực cho trẻ không chỉ tiếp cận học sinh ở nhà trường mà còn dành cho các đội ngũ giáo viên và nhân viên y tế liên quan đến việc chăm sóc và tư vấn cho sự phát triển của trẻ em ở tỉnh Bình Dương.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/them-10000-hoc-sinh-tham-gia-chuong-trinh-giao-duc-dinh-duong-phat-trien-the-luc-tre-em-a200564.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan