“Biển học mênh mông, sách vở chỉ là vùng biển gần bờ”; "Ai cũng vào đại học là lạc hậu"; "Hãy trung thực..."; “Tất cả mọi biện pháp muốn thành công, đều phụ thuộc vào cái tâm thực hiện nó”....là những câu nói ý nghĩa của thầy Văn Như Cương- người thầy giáo đáng kính chiếm được trọn trái tim bao thế hệ học trò.
Rạng sáng 9/10, PGS Văn Như Cương qua đời sau 3 năm chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 80 tuổi.
PGS Văn Như Cương là nhà giáo được nhiều thế hệ học sinh kính trọng, không chỉ bởi năng lực chuyên môn mà còn chiếm được trọn trái tim học trò. Thấy Cương qua đời để lại niềm xót xa, thương tiếc vô bờ trong lòng bao thế hệ học trò, và phụ huynh học sinh.
Dù người thấy đáng kính không còn nữa, nhưng những lời răn dậy và chia sẻ của thấy vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ.
Thầy Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80. Ảnh: VnExpress |
Xin được đăng tải lại những lời câu nói ý nghĩa của PGS Văn Như Cương:
“Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn giỏi, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc… nhưng trước hết phải là những người tử tế”.
"Các em vào đại học thầy vui. Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi. Ít em mong muốn vào sư phạm. Ai sẽ thay thầy tuổi bảy mươi".
“Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi”.
"Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệm tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế"...
“Ai cũng vào đại học là lạc hậu”.
“Hãy trung thực đừng dối trá, hãy vị tha đừng vị kỷ, hãy hòa đồng đừng đố kỵ, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ đừng adua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông lời tục tĩu”.
"Tôi thương con em chúng ta khi phải học đủ mọi thứ".
“Tự học là phương pháp tốt nhất để phát huy trí tuệ, để nắm vững kiến thức và linh hoạt áp dụng. Còn học thêm là con đường ngắn nhất làm cho trí tuệ trở thành “thiểu năng”.
“Tuổi 70 của chúng tôi phải học tập nhiều hơn tuổi 17 bây giờ”.
"Không có lao động thì không có sáng tạo. Một người lười lao động thì chắc chắn không làm việc gì thành công".
“Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi”
“Nhiều người nói giới trẻ ngày nay đang biến chất và quay lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc theo tôi thì không phải như vậy. Không thể bắt các em xem cải lương, dân ca tuồng chèo hàng ngày. Những giá trị đó thì ai cũng biết, cũng hiểu và tôn trọng nhưng không hợp với bọn trẻ”.
"Mỗi đưa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu. Nghệ thuật làm cha làm mẹ là biết cách khuyến khích, khen ngợi, nhưng không đề cao quá đáng những điểm mạnh của con mình, mặt khác cần khắc phục mà không vùi dập những điểm yếu của nó".
PGS Văn Như Cương sinh năm 1937, tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội và giảng dạy tại trường. Ông được biết đến là người thành lập, hiệu trưởng (từ năm 1989 đến 2014) của trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam. Ông cũng là người chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu SGK, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành hình học, là tác giả bộ SGK hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Việt Nam. |
Hoàng Yên (T/h)