+Aa-
    Zalo

    Thầy Văn Như Cương nói về chiếc quần rách thời học sinh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - PGS.TS Văn Như Cương, vị hiệu trưởng đáng kính của trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vừa mới qua đời nhưng những lời răn dạy quý giá của thầy vẫn còn vang mãi.

    PGS.TS Văn Như Cương, vị hiệu trưởng đáng kính của trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vừa mới qua đời nhưng những lời răn dạy quý giá của thầy vẫn còn vang mãi trong trái tim của những “đứa cháu nhỏ”.

    PGS Văn Như Cương cũng nổi tiếng là một nhà giáo gần gũi với giới trẻ. Facebook của ông thường xuyên có hàng ngàn bạn trẻ truy cập. Những lá thư nhân ngày khai trường của ông viết cho phụ huynh, học sinh mang nhiều ý sâu sắc, chia sẻ về quan điểm của ông trong việc “dạy người” như thế nào. Nhiều câu chuyện giáo dục, những lời khuyên bảo giản dị, có cả những lời nhận lỗi chân tình của vị giáo sư già được các bạn trẻ đón nhận, chia sẻ.


    Cuối năm 2016, thầy Văn Như Cương từng kể về cuộc gặp gỡ của mình và thần chết. Khi ấy, hiệu trưởng có bộ râu đẹp như ông tiên đã gồng mình chiến đấu với căn bệnh ung thư gan được hơn hai năm rưỡi. Thần chết hỏi thầy Cương: “Sắp chết rồi, anh bạn không lo lắng, sợ hãi gì chăng?”.


    Người thầy đáp: “Không! Ta nay đã hơn 80 tuổi rồi, có đi cũng được rồi. Rất nhiều người trẻ ít tuổi hơn ta mà đã đi, họ bị tai nạn giao thông, bị hỏa hoạn, bị sóng thần, lũ quét, bị khủng bố, bị bom đạn chiến tranh, lại còn bị ăn phải thực phẩm bẩn… Bởi vậy, nếu ta phải đi bây giờ thì như nhà ngươi thấy đó, ta chẳng có gì mà lo lắng, sợ hãi cả!”. Thế là thần chết thất vọng bỏ đi. Thầy Cương thầm nghĩ: “Nhà ngươi ngu thế. Ta rất quý mạng sống của mình và vì thế thêm một lần nữa, ngươi lại thua ta!”.

    Thầy không bao giờ cậy mình là thầy mà xem thường thế hệ trẻ. Khi làm sai, thầy sẵn sàng xin lỗi học trò và nghiêm túc rút kinh nghiệm.

    Thầy Văn Như Cương luôn khích lệ học sinh học ngoài xã hội, đừng ỉ lại vào thầy cô, sách vở.
    Câu chuyện của thầy Cương về giấc mơ sống động nhưng lại chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa. Cái chết chỉ tìm đến và tước đi sinh mạng của những người lúc nào cũng cảm sợ hãi, cô đơn và không có lý do để tiếp tục sống. Thầy Cương thì khác, thầy có rất nhiều học trò yêu thương và sát cánh.

    Mỗi năm, thầy cũng có rất nhiều việc để làm. Ngày tựu trường, thầy sẽ đứng ở bục nói chuyện và đọc to lá thư gửi đến học sinh mà thầy đã cặm cụi viết hàng giờ trên bàn làm việc đêm hôm trước. Lá thư chứa đựng bao điều hay lẽ phải dạy cách làm người mà ta chẳng dễ tìm thấy ở bất cứ sách vở nào.

    Phải là người tử tế trước khi là một người thành công. Khí chất ngạo ngễ bước qua những sân si đời thường khiến thầy như một “ông tiên” trong mắt các học trò.

    Khi cả xã hội sôi sục vì một câu chuyện giáo dục, thầy Cương không chấp nhận làm người ngoài cuộc. Những ai nhân gương tốt, tạo điều hay… thầy Cương sẽ khen ngợi hết lời. Nhưng người thầy sai phạm, chẳng thể giúp học trò tiến bộ, vị hiệu trưởng cao tuổi sẽ thẳng thắn trách mắng và phê bình.

    Không chỉ nhiệt tình với đồng nghiệp, học sinh, thầy Cương còn rất cởi mở với báo chí. Khi có tờ báo nào cần lấy ý kiến người có uy tín để nâng tầm thông tin, người thầy lão thành này lại nhiệt tình giúp đỡ. Thầy xem các phóng viên như con cháu trong nhà, không bao giờ tiếc chia sẻ những lời hay ý đẹp để góp phần hướng dư luận.

    Thầy Văn Như Cương không ngại chỉ ra khuyết điểm của công tác đào tạo giáo dục. Nhà giáo lão thành Văn Như Cương luôn đề cao sự chăm chỉ và cần cù trong cuộc sống. Không chỉ biết đến là một nhà giáo, một chuyên gia giáo dục với những đóng góp không mệt mỏi cho nền giáo dục nước nhà, PGS Văn Như Cương còn được rất nhiều thế hệ học trò yêu mến bởi niềm tâm huyết với giáo dục, sự thẳng thắng và gần gũi với học sinh.

    Hằng Thanh(T/H)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thay-van-nhu-cuong-noi-ve-chiec-quan-rach-thoi-hoc-sinh-a204561.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan