+Aa-
    Zalo

    Thắt chặt việc cấm đổi tiền để 'ăn' chênh lệch trong dịp Tết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Trong công văn do NHNN ban hành mới đây nghiêm cấm TCTD lợi dụng, cung cấp các loại tiền mới cho các đối tượng kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch.

    (ĐSPL) – Trong công văn do NHNN ban hành mới đây nghiêm cấm TCTD lợi dụng, cung cấp các loại tiền mới cho các đối tượng kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch.

    NHNN thắt chặt nguồn cung cấp tiền mới.

    Ngày 31/12/2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành công văn số 10088/NHNN-VP về việc đảm bảo an toàn, thông suốt hoạt động ngân hàng dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

    Trong công văn nêu rõ, quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Quyết định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 17/12/2016 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn thị trường, giá cả, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài triển khai tích cực, hiệu quả nhiệm vụ được giao.

    Đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

    NHNN giao Cục Phát hành và Kho quỹ, Văn phòng NHNN và Ban Truyền thông tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân sử dụng tiền mệnh giá nhỏ tiết kiệm, hợp lý.

    NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động phơi hợp với các cơ quan thông tin báo chí tại địa phương trong công tác tuyên truyền người dân sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết Nguyên đán. Báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh tiền mệnh giá nhỏ trái phép tại các khu di tích đền, chùa. lễ hội hoặc kinh doanh trên mạng, gây ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ, đến văn hóa và hình ảnh của đồng tiền Việt Nam;

    Các đơn vị/ tổ chức trong toàn ngành Ngân hàng thực hiện quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải nghiêm túc, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương của NHNN. Nghiêm cấm cán bộ NHNN, các TCTD lợi dụng, tiếp tay, cung cấp các loại tiền mới cho các đối tượng kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch (kể cả việc lựa chọn những đồng tiền đã qua lưu thông nhưng còn mới để tập hợp thành thếp, bó…). Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn và xử lý kỷ luật những cán bộ vi phạm.

    Ngoài ra, Thống đốc NHNN yêu cầu quán triệt tới các đơn vị/tổ chức/cá nhân trong toàn Ngành quán triệt và nghiêm túc chấp hành không tổ chức chúc Tết, tặng quà, tặng hoa lãnh đạo các cấp; các đơn vị/tổ chức ở địa phương không về Trung ương chúc Tết lãnh đạo; Nghiêm cấm việc lợi dụng tổ chức giao lưu, gặp mặt để tổ chức ăn uống lãng phí, tặng quà và nhận quà với động cơ vụ lợi. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết, lễ hội.

    Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị khẩn trương bắt tay ngay vào công việc, không tổ chức đi du xuân, lế hội trong giờ hành chính.

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/that-chat-viec-cam-doi-tien-de-an-chenh-lech-trong-dip-tet-a176925.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan