+Aa-
    Zalo

    Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì?

    (ĐS&PL) - Quyền và nghĩa vụ của thanh tra giao thông được quy định cụ thể trong Luật giao thông đường bộ 2008, người dân cần nắm rõ để được đảm bảo quyền và nghĩa vụ.

    Thanh tra giao thông là ai?

    Được quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Điều 86 có thể hiện nội dung về thanh tra đường bộ. Theo đó có thể hiểu, thanh tra giao thông là thanh tra đường bộ. 

    Định nghĩa thanh tra giao thông được nêu là: Thanh tra giao thông (thanh tra đường bộ) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.

    Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì?

    Thanh tra giao thông có nhiệm vụ gì?

    Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra giao thông

    Cũng tại Điều 86 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc thanh tra giao thông có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể là:

    - Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ.

    Trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

    - Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ.

    - Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

    Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

    - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

    - Tổ chức và hoạt động của Thanh tra đường bộ thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.

    Vì vậy, thanh tra giao thông hoàn toàn có quyền xử phạt trong các trường vi phạm giao thông nếu nằm trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

    Các trường hợp thanh tra giao thông dừng xe xử phạt

    Tại Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT quy định như sau:

    Thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện đường bộ trong các trường hợp sau đây:

    - Buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó, nội dung điều luật này quy định như sau:

    “Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.”

    - Khi phát hiện phương tiện có các dấu hiệu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

    + Vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ.

    + Vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ.

    + Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định.

    + Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thanh-tra-giao-thong-co-nhiem-vu-gi-a451331.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan