+Aa-
    Zalo

    Thành lập được Chính phủ mới, tương lai của Thủ tướng Anh vẫn mịt mờ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thủ tướng Anh Theresa May ngày 10/6 đã nhận được đảm bảo từ Đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) để thành lập chính phủ thiểu số.

    Thủ tướng Anh Theresa May ngày 10/6 đã nhận được đảm bảo từ Đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) để thành lập chính phủ thiểu số.

    Bất chấp việc nhận được sự ủng hộ của đảng Hợp nhất Dân chủ, chính quyền của Thủ tướng Theresa May vẫn còn đối mặt với nhiều sóng gió sau một cuộc cuộc bầu cử được đánh giá là không thành công, khiến nước Anh rơi vào những ngày khủng hoảng trước khi bắt đầu đàm phán về việc rời khỏi Liên minh châu Âu.

    Đảng hợp nhất Dân chủ nhất trí sẽ đứng về phía Chính phủ thiểu số của đảng Bảo thủ trong những cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Quốc hội nhưng không thành lập một liên minh chính thức. Trước đó, Thủ tướng Theresa May thông báo sẽ thành lập một chính phủ mới với sự ủng hộ của "những người bạn" thuộc Đảng hợp nhất Dân chủ.

    Bà May khẳng định sẽ cùng Đảng hợp nhất Dân chủ thực thi các cam kết về Brexit, và trong 5 năm tới sẽ xây dựng một chính phủ mà trong đó không ai cũng như không cộng đồng nào bị "bỏ lại phía sau".

    “Hai đảng có mối quan hệ vững mạnh trong nhiều năm qua. Điều này có thể tạo cho chúng tôi sự tin tưởng rằng có thể hợp tác cùng nhau vì lợi ích của toàn thể Vương quốc Anh”, bà May nói.

    Đảng hợp nhất Dân chủ là đảng chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland có đường lối thân Anh và nắm 10 ghế trong Quốc hội mới. Với thỏa thuận mới nhất, điều đó có nghĩa là đảng này chỉ ủng hộ chính phủ thiểu số ở những cuộc bỏ phiếu quan trọng tại quốc hội mà không có một thỏa thuận liên minh chính thức.

    Nhiều người cho rằng, việc không đạt được một thỏa thuận liên minh đầy đủ có thể do mối lo ngại từ một số nghị sĩ Đảng bảo thủ về lập trường của Đảng hợp nhất Dân chủ trong các vấn đề quyền đồng giới, nạo phá thai hay biến đổi khí hậu…

    Nhận định về quan điểm của Đảng này trong quá trình Brexit, Giáo sư Richarrd English của trường Đại học Queen tại Anh cho rằng: “Chúng ta có lí do để cho rằng Đảng hợp nhất dân chủ sẽ ủng hộ vấn đề Brexit.

    Tuy nhiên, họ cũng lo ngại việc Brexit sẽ ảnh hưởng đến Bắc Ai len và tác động đến mối quan hệ với biên giới Ailen cũng như khía cạnh kinh tế. Do đó đây cũng là điều mà Đảng bảo thủ nên quan tâm”.

    Trong khi đó, Đảng hợp nhất Dân chủ cũng được cho là đang muốn đánh đổi sự ủng hộ bằng việc tìm kiếm thêm các nguồn tài chính về cho khu vực cũng như vấn đề nhượng bộ với các cựu binh lính Anh.

    Chính vì vậy, giới quan sát nhận định, việc Đảng hợp nhất Dân chủ không ký liên minh với Bảo thủ cho thấy tương lai của sự hợp tác này là chưa chắc chắn, nếu không muốn nói là lỏng lẻo và chỉ vì lợi ích trước mắt.

    Đảm bảo được thỏa thuận để thành lập chính phủ mới nhưng Thủ tướng Anh cũng đang đối mặt với sức ép từ chính trong nội bộ đảng. Hai phụ tá thân cận nhất của Thủ tướng Anh gồm ông Nick Timothy và bà Fiona Hill hôm qua tuyên bố từ chức sau khi đảng Bảo thủ cầm quyền mất lợi thế đa số tại quốc hội trong cuộc bầu cử vừa qua.

    Truyền thông Anh cũng cho biết, đang có nhiều thông tin về việc có ít nhất 5 bộ trưởng trong Chính phủ hối thúc Ngoại trưởng Anh Borish Johnson thách thức vị trí Chủ tịch đảng Bảo thủ của bà Theresa May. Tuy nhiên ngay sau đó, Ngoại trưởng Anh đã bác bỏ những tuyên bố mà ông gọi là "dối trá" này, đồng thời khẳng định tiếp tục ủng hộ bà Theresa May.

    Mặc dù vẫn tiếp tục nắm giữ vị trí Thủ tướng, nhưng rõ ràng với việc không thể giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vừa qua đang khiến chiếc ghế của bà Mây thực sự bị lung lay.

    Hiện có nhiều đồn đoán về khả năng các thành viên quan trọng của Đảng bảo thủ đang muốn gạt bỏ bà ra khỏi vị trí chủ tịch Đảng, nhưng phải đợi ít nhất 6 tháng vì lo ngại sự đấu đá trong nội bộ đảng thời điểm này sẽ tạo cơ hội cho Công đảng lên nắm quyền.

    Thậm chí khi tiếp tục ngồi ở vị trí Thủ tướng, bà Theresa May cũng cần phải học cách biết thỏa hiệp hơn, bàn bạc và lắng nghe ý kiến từ chính đảng đối lập trong vấn đề rời bỏ Liên minh châu Âu chứ không thể tự mình quyết định như trước.

    Kết quả bầu cử này cũng khiến Thủ tướng phải đối mặt với sức ép lớn trong các cuộc đàm phán với các quốc gia khác của EU về việc rời ngôi nhà chung châu Âu.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thanh-lap-uoc-chinh-phu-moi-tuong-lai-cua-thu-tuong-anh-van-mit-mo-a452408.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan