+Aa-
    Zalo

    Thận trọng khi sử dụng thuốc ho cho trẻ em, mẹ “ẩu” có thể gây nguy hiểm cho con

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thời tiết thay đổi liên tục nắng mưa thất thường và ô nhiễm môi trường tăng cao là lý do khiến nhiều trẻ em mắc các bệnh về hô hấp, nhiều nhất là ho. Bệnh ho hay kéo dài

    Thời tiết thay đổi liên tục nắng mưa thất thường và ô nhiễm môi trường tăng cao là lý do khiến nhiều trẻ em mắc các bệnh về hô hấp, nhiều nhất là ho. Bệnh ho hay kéo dài dai dẳng khiến trẻ rất khó chịu và khó ngủ.

    Những lúc như vậy, vì lo lắng cho tình trạng bệnh của con nên nhiều bậc cha mẹ vội vàng mua thuốc ho cho con dùng mà quên tìm hiểu kỹ. Nhiều khi chỉ vì vội vàng mà cha mẹ "giã" ngay kháng sinh cho con. Đó là những sai lầm đặc biệt nghiêm trọng có thể để lại những hậu quả nặng nề. Đừng vội vàng khi cho con dùng thuốc ho mà hãy thận trọng tìm hiểu kỹ mẹ nhé.

    Trẻ bị ho kéo dài khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng “mất ăn mất ngủ”

    Thuốc tân dược

    Nhóm thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, ức chế trung tâm ho. Ở Việt Nam nhóm này gồm codein, dextromethorphan thuốc nhóm này có tác dụng làm dịu cơn ho, nhất là ho khan. Thuốc cũng gây ức chế trung tâm hô hấp nên rất thận trọng khi dùng cho các bé đặc biệt các bé sơ sinh không được dùng.

    Cần chú ý thuốc ho có dextromethorphan khá phổ biến trên thị trường thành phần nhiều biệt dược như siro, thuốc viên theo hướng dẫn của BNF, chỉ dùng cho các bé trên 6 tuổi và có khả năng gây nghiện. Một số nước Arập xếp thuốc này vào nhóm thuốc gây nghiện. Tại các Tiểu Vương quốc Ả Rập AUE khi bạn đi du lịch vào nước này nếu mang thuốc có hoạt chất phải mang theo đơn thuốc bằng tiếng Anh kèm theo nếu không sẽ rất phiền hà.

    Nhóm thuốc có tác dụng làm loãng đờm, tan đờm (acetylcystein, methylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon…) có tác dụng làm loãng đờm (theo nhiều cơ chế khác nhau) nhưng nói chung đều giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp. Thuốc nên dùng khi bé ho có đờm hoặc đờm quá đặc không khạc ra được. Không dùng cho bé bị suy hô hấp hoặc hen phế quản vì đờm được tiết ra nhưng không đẩy ra ngoài được, làm tăng tắc nghẽn ở phế quản và phổi. Nhóm thuốc này không nên dùng cho các bé dưới 2 tuổi, chống chỉ định với người bị hen phế quản. Thuốc cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày cần thận trọng.

    Nhóm này còn tecpin hydrat có tác dụng hoạt hóa dịch nhầy phế quản làm long đờm, giúp lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng để tống đờm ra ngoài thuốc tương đối an toàn hay kết hợp với codein trong các biệt dược. Nhóm này còn có các dược chất cổ điển như guaifenesin, amoni chlorid, natri citrat. Ngoài ra khi kê đơn thuốc các thày thuốc thường phối hợp kháng sinh với một số men như serrapeptase hoặc chymotrypsin cũng có tác dụng hỗ trợ làm loãng đờm. Để thuốc nhóm này phát huy tác dụng nên cho các bé uống đủ và thêm nước (thêm 150-200 ml mỗi ngày).

    Nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng như alimemazin, diphenhydramin, clopheniramin… Các thuốc này có tác dụng chống dị ứng, giảm kích ứng họng và giảm ho, đặc biệt ho do dị ứng. Thuốc gây buồn ngủ nên làm giảm ho về ban đêm. Nhưng làm cho các bé đi học dễ bị ngủ gật trên lớp, thậm chí khi bố mẹ đèo các cháu trên đường từ lớp học về nhà. Thuốc cũng gây cho bé khô miệng, chán ăn và táo bón.

    Nhóm thuốc có tác dụng co mạch chống sung huyết như pseudoephedrin, giảm sung huyết mũi, chống ngẹt mũi. Nhóm thuốc này thường có trong các biệt dược chữa cảm cúm (ngoài thành phần pseudoephedrin còn có các thành phần khác như paracetamol do đó nếu bé không sốt không nên dùng vì vô tình làm cho gan bé phải tiêu thụ một lượng chất có hại cho gan). Do tác dụng co mạch, tăng nhịp tim tăng huyết áp, không nên dùng cho các bé bị bệnh tim mạch. Thuốc còn gây kích thích nhẹ nên bé uống thuốc có thể khó ngủ, chán ăn.

    Không nên dùng thuốc tân dược cho trẻ dưới 2 tuổi

    Thuốc ho nguồn gốc thảo dược

    Theo y học cổ truyền bệnh ho ở trẻ nhỏ chủ yếu do 2 nguyên nhân :

    • Ho do ngoại cảm và ho do nội thương. Ho do ngoại cảm: Khi nguyên khí (sức đề kháng) cơ thể bị tổn hại, không chống được các tà khí (bao gồm yếu tố thời tiết). Cơ quan bị tà khí xâm phạm đầu tiên là họng hầu nên dễ bị các chứng bệnh như phong hàn (cảm lạnh): sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi…

    • Ho do nội thương: Liên quan tới các tạng phế (tương đương với chức năng hệ hô hấp y học hiện đại), can (tương đương với chức năng gan), thận (tương đương với chức năng thận và một số tuyến nội tiết). Các tạng này khi bị nhiệt hay hàn do bên ngoài xâm nhập hay mất cân bằng trong cơ thể (cơ thể mất cân bằng sinh lý) đều có thể sinh bệnh trong đó có ho.

    Thuốc đông dược sản xuất công nghiệp dưới dạng siro có hiệu quả và rất dễ uống có thành phần bách bộ, bạch quả, hạnh nhân, cát cánh, ma hoàng, mạch môn, trần bì, cam thảo, bối mẫu, ô mai, mật ong, xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, sa sâm, phục linh, bán hạ, ngũ vị tử, qua lâu nhân, khoản đông hoa, viễn chí, khổ hạnh nhân, gừng...

    Tuy nhiên các vị phụ huynh cần chú ý trong thành phần những thuốc ho đông dược nếu có bạc hà, tinh dầu bạc hà hoặc menthol không nên dùng cho các bé dưới 24 tháng tuổi do có thể xảy ra phản xạ ngừng hô hấp. Nhiều thầy thuốc khuyên không chỉ đối với các thuốc uống hoặc hít có tinh dầu bạc hà mà tất cả các dạng thuốc có các tinh dầu khác như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn (hay có trong thành phần thuốc ho) cũng không nên dùng cho bé dưới 2 tuổi.

    Khi trẻ bị ho thì việc sử dụng các bài thuốc giân gian là rất đáng khuyến khích. Ở Việt Nam có rất nhiều bài thuốc giân gian phong phú, phổ biến các bài thuốc trị ho như: húng chanh hấp đường phèn, quất - gừng - mật ong hấp cách thủy, chanh đào - mật ong hay lá hẹ - đường phèn hấp cách thủy…

    Nếu cứ thấy trẻ bị ho các bậc phụ huynh với ý nghĩ “giã” kháng sinh cho con nhanh khỏi bệnh thì đây là một suy nghĩ quá sai lầm có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng bởi khi trẻ sử dụng kháng sinh sẽ không tránh khỏi những tác dụng phụ do kháng sinh gây ra như mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến táo bón, tiêu chảy, ăn không ngon miệng…

    Kháng sinh chỉ có tác dụng ho do vi khuẩn còn ho do vius thì dùng kháng sinh cũng không có tác dụng thậm chí có nhiều nghiên cứu cho thấy nếu ho không cần dùng đến kháng sinh mà lại cho trẻ uống kháng sinh thì càng lâu khỏi hơn.

    Vì thế giải pháp tốt nhất để trẻ chủ động phòng chống những tác nhân gây nên tình trạng ho dai dẳng ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh là việc bổ sung cốm NutriBaby plus nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.

    Với công thức tối ưu và sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược chuẩn hóa Châu Âu NutriBaby plus an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi và được PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia tư vấn và khuyên dùng.

    Cốm NutriBaby Plus tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

    Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước). Bố mẹ cũng có thể tham khảo thông tin điểm bán tai đây:http://nutribaby.vn/diem-ban. Fanpage:- https://www.facebook.com/nutribaby.vn/- https://www.facebook.com/nutribabyplus/

     P.Q

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/than-trong-khi-su-dung-thuoc-ho-cho-tre-em-me-au-co-the-gay-nguy-hiem-cho-con-a233806.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan