+Aa-
    Zalo

    Thảm sát 4 người ở Yên Bái: Người đi cùng có phạm tội?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Liên quan đến vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái, nhiều câu hỏi đặt ra, nếu là hung thủ thì nghi canđối mặt mức án nào? Cô gái bỏ trốn cùng nghi phạm có phạm tội?

    (ĐSPL) - Liên quan đến vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái, nhiều câu hỏi đặt ra về việc, nếu là hung thủ thì nghi canđối mặt mức án nào? Cô gái bỏ trốn cùng nghi phạm có phải chịu tội trước pháp luật?

    Nếu đúng, nghi phạm có thể lãnh án tử hình

    Theo tin báo Đời sống & Pháp luật nhận được, sáng 15/8, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu giám đốc công an tỉnh Yên Bái xác nhận, vào 10h25, Đặng Văn Hùng - nghi phạm giết 4 người trong gia đình ở Yên Bái bị bắt sau 4 ngày lẩn trốn cùng người yêu.

    Theo đó, sau khi nhận được nguồn tin báo của người dân, Công an tỉnh Yên Bái đã cử lực lượng lên xã Khánh Hoà và bắt được nghi phạm.

    Cảnh sát dẫn giải người yêu của nghi phạm - Ảnh: Báo Yên Bái

    Hiện các điểm chốt tại 7 xã giáp ranh của hiện trường đã được rút về.

    Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu (Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái) cho biết, cuộc vây bắt diễn ra an toàn, không có tiếng súng nổ, không ai bị thương cho nghi phạm và bạn gái đi cùng.

    Ông Chiêu cho biết, khi lực lượng chức năng phát hiện, nghi phạm và bạn gái đã bỏ chạy. Sau một lúc truy đuổi, vây bắt, cảnh sát đã bắt giữ Hùng và H.

    Chiều nay, khoảng 15h, Công an tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về cuộc truy bắt nghi phạm Hùng và lời khai sơ bộ.

    Nghi can Hùng khi bị bắt giữ.

    Với thông tin nêu trên thì vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở Yên Bái là vụ án giết người. Nếu lời khai của Hùng phù hợp với những chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập được, phù hợp với các dấu vết trên cơ thể nạn nhân và dấu vết trên hiện trường vụ án thì có căn cứ để khởi tố bị can đối với Hùng về tội "Giết người”.

    Theo quy định của pháp luật thì một người chỉ có tội khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án có thẩm quyền. Vì vậy, cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì Hùng sẽ được xác định là “nghi phạm” (bị can, bị cáo) trong vụ án này.

    Hành vi giết 4 người (trong đó có một bé trai 2 tuổi) có thể cấu thành tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự (BLHS) với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình với các tình tiết tăng nặng theo điểm a “giết nhiều người”, điểm c “giết trẻ em”.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung theo khoản 3 Điều 93 BLHS: Có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một đến năm năm tùy vào hành vi thực tế và kết quả điều tra của cơ quan công an.

    Theo khoản 1, Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nếu người đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

    Cô gái trốn cùng nghi phạm có phạm tội?

    Liên quan đến chi tiết, một người phụ nữ đã đi theo Hùng trong quá trình bỏ trốn. Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác minh cô gái có tham gia trong vụ thảm sát thì cô gái này sẽ là đồng phạm. Nếu cô gái bỏ trốn cùng người yêu vào rừng dù biết rõ đối tượng đã gây ra vụ thảm án thì bản thân cô gái sẽ phạm tội không tố giác tội phạm. Còn trong trường hợp cô gái khi bỏ trốn không biết đối tượng đã phạm tội hoặc biết mà có lời lẽ khuyên giải đối tượng ra đầu thú thì sẽ thoát tội.

    Trong khoản 1 và 2 điều 314, Bộ Luật Hình sự về tội không tố giác tội phạm nêu rõ: Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.

    Về hành vi khách quan: Không tố giác tội phạm là hành vi của một người biết rõ một tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền.

    Như vậy, hành vi khách quan của tội này được thể hiện dưới dạng không hành động, cụ thể là biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 (của Bộ luật hình sự) đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền.

    Căn cứ theo hành vi của cô gái, nếu bỏ trốn cùng người yêu mà biết người yêu vừa phạm tội sẽ phải chịu tội “không tố giác tội phạm” theo khoản 1 điều 314 quy định, người phạm tội không tố giác tội phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    Trong trường hợp, cô gái có lời khuyên ngăn đối tượng phạm tội ra đầu thú, cô gái sẽ được áp dụng khoản 3, điều 314: “ Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt”.

    Trong trường hợp cô gái cùng tham gia trong quá trình phạm tội của đối tượng thì cô gái là đồng phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]arsYscOXlA[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tham-sat-4-nguoi-o-yen-bai-nguoi-di-cung-co-pham-toi-a106376.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.