+Aa-
    Zalo

    Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực có giống nhau không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhắc đến Tết Thanh Minh nhiều người lầm tưởng đến Tết Hàn Thực. Tuy nhiên, hai ngày lễ này hoàn toàn khác nhau. Vậy ngày lễ tiết Thanh Minh là ngày nào?

    (ĐSPL) - Nhắc đến Tết Thanh Minh nhiều người lầm tưởng đến Tết Hàn Thực. Tuy nhiên, hai ngày lễ này hoàn toàn khác nhau. Vậy ngày lễ tiết Thanh Minh là ngày nào?

    Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

    Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.

    Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu. (Trích lược từ Wikipedia).

    Tiết Thanh Minh không phải là Tết Hàn Thực như nhiều người vẫn nghĩ. (Ảnh minh họa).

    Theo Kiến Thức, tết Hàn Thực mồng 3 tháng 3 và tết Thanh Minh là hai dịp khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên ở nước ta nhiều người vẫn thường nhầm ngày mồng 3 tháng 3 là tết Thanh Minh. Ở nhiều vùng, trong dịp tết Thanh Minh, các dòng họ họp nhau lại đi tảo mộ và làm cỗ ăn uống, phát phần thưởng khuyến học, cho con cháu nhận mặt họ hàng. Nhưng cũng có những vùng không ăn tết Thanh Minh mà chỉ ăn tết mồng 3 tháng 3 còn việc tảo mộ thì làm vào cuối năm hoặc vào dịp giỗ tổ họ.

    Báo Dân Việt cũng cho biết thêm, Thanh minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Năm nay, 2016, tiết Thanh Minh bắt đầu vào ngày 4/4 tức là thứ 2 ngày hôm nay. Ngày này theo lịch can chi là ngày Bính Thìn, tháng Tân Mão.

    MỸ AN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]eIr7zikz5B[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tet-thanh-minh-va-tet-han-thuc-co-giong-nhau-khong-a125706.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.