Quân đội Israel đang sở hữu các loại hệ thống phòng thủ chống tên lửa, còn trong tương lai gần, có thể xuất hiện thêm những mẫu mới, tiêu biểu là đề án I-Dome.
Ảnh: Rafael Advanced Defense Systems |
Đây là hình thức chuyển tổ hợp “Kipat Barzel” cố định sang khung sườn tự hành và mở rộng thêm các chức năng. Cỗ máy chiến đấu mới sẽ thực hiện nhiệm vụ hộ tống các đơn vị hoặc triển khai nhanh chóng hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa của khu vực được giao.
Mẫu trưng bày triển lãm
Các tổ hợp phòng thủ chống tên lửa Kipat Barzel”/I-Dome/Mái vòm sắt bắt đầu tham gia tuần tra chiến đấu vào năm 2011, và cho tới nay, khí tài này thường xuyên tham gia phản kháng những cuộc tấn công bằng tên lửa. Công ty chế tạo Rafael Advanced Defense Systems Ltd. đã phát triển đề án và tích hợp các phương tiện của tổ hợp này vào các nhiệm vụ. Cách đây vài năm, đề án tổ hợp phòng không Mái vòm sắt phiên bản tàu chiến đã được giới thiệu, còn bây giờ là phiên bản bộ binh cơ động.
Lần đầu tiên, người ta nhắc tới đề án tổ hợp I-Dome cơ động vào năm ngoái trong khuôn khổ triển lãm Eurosatory 2018. Công ty chế tạo đã hé lộ những chỉ số cơ bản của đề án mới, cũng như đưa ra các ưu điểm của nó. Khí tài nguyên mẫu thử nghiệm tạm thời chưa được chế tạo, và người ta chỉ trưng bày các tư liệu thiết kế và mô hình. Cũng chưa rõ cả thời hạn mẫu mới hoàn chỉnh này sẽ xuất hiện.
Các tính năng kỹ thuật
Trong phiên bản cơ sở Iron Dome bao gồm một vài phương tiện trên nền tảng cố định, vì thế công tác vận chuyển và triển khai nó gặp phải những khó khăn nhất định. Đề án mới I-Dome tính tới việc thay đổi thành phần của tổ hợp và chuyển các thiết bị chính của nó sang khung sườn tự hành với những tính năng phù hợp.
Trong các tài liệu quảng cáo I-Dome có mô tả khung sườn ba trục chuyên dụng do nước ngoài sản xuất. Cỗ máy chiến đấu tự hành sẽ chở trạm radar định vị, các hệ thống liên lạc và điều khiển, cũng như bệ phóng mang các tên lửa đánh chặn. Một phần các phương tiện của tổ hợp này kế thừa lại toàn bộ của tổ hợp cố định Iron Dome, trong khi những phần còn lại được chế tạo mới.
Trên buồng lái và khoang máy của khung sườn cơ sở, người ta bố trí bàn nâng cột kính thiên văn cho thiết bị ăngten của hệ thống radar định vị. Hệ thống này có hình thức giống kim tự tháp với 4 ăngten lưới mảng pha chủ động góc quan sát xung quanh. Khi hoạt động, các ăngten nâng lên để tăng khoảng cách phát hiện mục tiêu. Loại và tính năng của hệ thống radar định vị không được nêu rõ. Nhiều khả năng, nó sẽ phải bảo đảm việc phát hiện mục tiêu ở khoảng cách không dưới 70km – tương xứng với các chỉ số của tên lửa đánh chặn.
Đồng thời, các phương tiện điểu khiển phòng và các thiết bị điện tử khác có những thay đổi liên quan tới các phương pháp triển khai chiến đấu. Hệ thống radar định vị và hệ thống điều khiển hỏa lực phải theo dõi số lượng lớn các mục tiêu và điều khiển việc phóng các tên lửa. Cần đảm bảo hoạt động và hành động một cách độc lập trong thành phần hệ thống phòng không-phòng thủ chống tên lửa tích hợp.
Trên khoang hàng của khung sườn người ta bố trí bệ phóng nâng với 10 hộp chứa tên lửa “Tamir”. Người ta không có dự định hoàn thiện chuyên biệt quả tên lửa đánh chặn này. Dự kiến sẽ sử dụng quả tên lửa phòng không điều khiển giống như của tổ hợp cố định mà đã qua nâng cấp. Bên cạnh đó, có khả năng sẽ mở rộng thêm các tính năng chiến đấu.
Vào thời điểm hiện nay, các tên lửa đánh chặn sản xuất hàng loạt “Tamir” chỉ dùng để chống lại các loại tên lửa không điều khiển. Công tác chế tạo lên lửa nâng cấp với khả năng tiêu diệt các mục tiêu khí động học như máy bay, trực thăng và UAV đang được tiến hành. Sau khi xuất hiện phiên bản tên lửa phòng không điều khiển nâng cấp này, tổ hợp “Kipat Barzel” cố định hoặc cơ động có thể mở rộng các chức năng. Về bản chất, tên lửa phòng không điều khiển mới sẽ biến nó trở thành hệ thống phòng không-phòng thủ chống tên lửa đa năng.
Tổ hợp I-Dome không có khả năng vừa đi vừa bắn. Trước khi sử dụng vũ khí, cỗ máy sẽ phải dừng lại và chuẩn bị phóng tên lửa. Những quy trình cần thiết sẽ mất không quá vài phút. Tổ hợp tên lửa phòng không cũng có thể nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu và di chuyển tiếp.
Hệ thống phòng không loại này chuyên để giải quyết hai nhiệm vụ chính: bảo vệ các cơ sở cố định khi nhanh chóng tiếp cận vị trí cần thiết và triển khai hoạt động. Ngoài ra, I-Dome có thể bổ sung cho hệ thống phòng không bảo vệ các đơn vị khi hành quân hoặc tại vị trí đóng quân. Trong cả hai trường hợp, việc sử dụng các tên lửa phòng không điều khiển đa năng phải đảm bảo được các tính năng và phẩm chất chiến đấu cao.
Vũ khí tương lai?
Tổ hợp tương lai của hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa I-Dome chỉ tồn tại dưới dạng giấy tờ và các tài liệu quảng cáo. Như đã biết, nguyên mẫu thử nghiệm hoàn chỉnh vẫn chưa được chế tạo. Sự xuất hiện của nó là vấn đề tương lai. Tuy nhiên, thậm chí trên cơ sở các tài liệu sẵn có có thể xem xét và đưa ra những kết luận sơ bộ.
Rafael Advanced Defense Systems. Ảnh: rafael.co.il |
Trong đề án I-Dome, điều thú vị trước nhất là việc chuyển các phương tiện của tổ hợp cố định “Kipat Barzel” sang khung sườn tự hành. Trên một cỗ máy có thể bố trí tất cả những phương tiện chính, mặc dù cái giá phải trả sẽ là việc bắt buộc cắt bớt những tính năng kỹ-chiến thuật. Cỗ máy thiết kế kiểu này có thể nhanh chóng di chuyển tới khu vực được giao và bắt đầu triển khai chiến đấu. Cũng như yểm trợ cho các đơn vị.
Trong hình thái này, I-Done có khả năng bảo vệ các đơn vị hoặc khu vực trước cuộc không kích. Ngoài ra, vẫn giữ được khả năng tiêu diệt các tên lửa không điều khiển – mối đe doạ thường xuyên đối với Israel. Như vậy, thiết kế mới của Rafael có thể coi như tổ hợp phòng không hiện đại được lắp ráp từ những chi tiết sẵn có.
Tuy nhiên, cũng có cả những lý do để phê phán, mà một phần trong số đó liên quan trực tiếp tới việc chuyển các chi tiết lên khung sườn cơ động. Đương nhiên, hệ thống radar định vị của nó hoàn toàn kém cạnh so với hệ thống lớn hơn và mạnh hơn của Iron Dome về các chỉ số. Ngoài ra, số đạn của một bệ phóng cũng giảm đi hai lần. Khả năng không thể vừa đi vừa bắn do thiết kế bệ phóng gây nên những hạn chế đối với việc sử dụng và hiệu quả chiến đấu của nó.
Một vài câu hỏi liên quan tới khả năng đánh chặn các mục tiêu khí động học được công bố. Các công việc nhằm nâng cấp tên lửa “Tamir” để đạt được những chức năng này đã được triển khai vài năm, nhưng vẫn chưa hoàn thiện để có thể bàn giao chúng cho quân đội.
Thiếu việc nâng cấp tên lửa phòng không sẽ làm hạn chế khả năng của tổ hợp. Nếu các nhiệm vụ nâng cấp tên lửa không mang lại kết quả, thì I-Dome sẽ không phải là tổ hợp phòng không đa năng, mà là hệ thống phòng thủ chống tên lửa chuyên biệt được thiết kế theo kiểu cơ động.
Nhiều khả năng, tổ hợp I-Dome có tiềm năng thương mại. Hệ thống tương tự có thể cả quân đội Israel lẫn giới quân sự các nước khác quan tâm. Thị trường thế giới các phương tiện phòng không và phòng thủ chống tên lửa khá lớn, và bất cứ mẫu mới nào đều có cơ hội trở thành sản phẩm để ký kết hợp đồng. Việc có các tính năng ưu việt sẽ nâng cao khả năng có được đơn đặt hàng.
Với vai trò ưu thế cạnh tranh của I-Dome, có thể kể đến những tính năng chiến đấu chính. Ngoài ra, việc vận hành hệ thống “Mái vòm sắt” với các tên lửa Tamir mang lại kết quả tốt sẽ là hình thức quảng cáo không tồi dành cho tổ hợp tên lửa phòng không này.
Trong suốt thời gian vận hành, các tổ hợp cố định đã đánh chặn hơn 2 nghìn quả tên lửa, đạn pháo và mìn, đạt tỷ lệ đánh chặn mục tiêu lên tới 90%. Phiên bản nâng cấp dự kiến sẽ vẫn giữ được tiềm lực phòng thủ chống tên lửa, kèm theo đó là khả năng chống lại các thiết bị bay. Tất cả đều có thể khiến khách hàng quan tâm.
Tuy nhiên, tạm thời đề án I-Dome đang ở trong giai đoạn khởi đầu và vẫn chưa sẵn sàng cho hoạt động sản xuất hàng loạt và bàn giao cho các khách hàng. Trong năm ngoái và năm nay, công ty chế tạo chỉ trình làng được các tài liệu quảng cáo và mô hình khí tài, chưa phải là các nguyên mẫu hoàn chỉnh. Diễn tiến của năm gần đây chưa rõ, vì thế triển vọng thực sự của đề án vẫn còn trong dấu hỏi lớn. Đương nhiên, Israel đề xuất một phương án tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn đa năng, nhưng tương lai của nó vẫn còn bất định.
NAM HIẾU (Theo topwar.ru)