Hơn 2.000 xe bọc thép đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công, đặc biệt là sau khi phiến quân Syria bắt đầu nhận được tên lửa TOW-2A của Mỹ vào năm 2014.
Xe tăng bị phá hủy bởi tên lửa TOW-2A. Ảnh: AP |
Phiến quân với nhiều năm kinh nghiệm chiến đấu đã học được cách phục kích xe tăng chiến đấu chủ lực, đặc biệt là việc sử dụng tên lửa chống tăng tầm xa.
Một trong những loại xe tăng danh tiếng thế giới là T-90A của Nga. 550 chiếc xe này đóng vai trò là những cỗ xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu của Nga mãi đến khi dòng T-14 Armatas hoàn toàn đi vào hoạt động.
Xe tăng T-90A trở nên đáng sợ nhờ khả năng tấn công tầm xa của mình. Pháo chính 2A46M 125 mm của xe tăng này được đánh giá là kém hiệu quả hơn so với các pháo chính của phương Tây như pháo nòng trơn L44 Rheinmetall 120 mm. Bù lại, T-90A có thể tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách xa nhờ khả năng phóng tên lửa chống tăng từ nòng pháo.
Tên lửa 9M119M Refleks phóng từ nòng pháo của T-90A có thể xuyên phá lớp giáp thép cán đồng nhất dày 700 mm. Nó có độ chính xác cao trong phạm vi lên tới 5 km.
Khi can thiệp vào cuộc nội chiến Syria năm 2015 theo lời mời của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Moscow đã chuyển khoảng ba mươi chiếc T-90A cho quân đội Ả Rập Syria và Moscow cũng như nâng cấp T-62M và T-72.
Tuy nhiên, quân đội Syria đã thiệt hại đáng kể cỗ xe bọc thép này, hơn hai nghìn xe bọc thép đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công, đặc biệt là sau khi phiến quân Syria bắt đầu nhận được tên lửa TOW-2A của Mỹ vào năm 2014. Những chiếc T-90 được phân bổ cho sư đoàn 4 Thiết giáp, lữ đoàn Hawks sa mạc (gồm các cựu chiến binh SAA đã nghỉ hưu ) và Tiger Force, một đơn vị tinh nhuệ của SAA sử dụng.
Tên lửa chống tăng hạng nặng dẫn đường bằng dây TOW-2A, được sản xuất bởi Công ty Raytheon Systems; đây là phương tiện chống tăng chủ yếu được trang bị cho các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới, đổ bộ đường không, thủy quân lục chiến; có nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, cơ giới; các mục tiêu điểm như công sự kiên cố, hỏa điểm…
Ngoài biên chế cho quân đội Mỹ, tên lửa TOW đang có mặt trong biên chế của 40 lực lượng vũ trang trên thế giới; được tích hợp trên hơn 15.000 phương tiện cơ giới mặt đất, trực thăng vũ trang và cả các tàu xuồng chiến đấu loại nhỏ.
Từ khi đưa vào biên chế đến nay, đã có 700.000 tên lửa TOW được sản xuất. Các phiên bản sản xuất hiện tại bao gồm: TOW-2A, được đưa vào sản xuất năm 1987; TOW-2B được đưa vào sản xuất vào năm 1991; ngoài ra còn có các bản nâng cấp TOW-2B Aero (phiên bản phóng từ máy bay), TOW-2A bunker (phiên bản phá công sự kiên cố).
Tên lửa TOW hiện nay là những phiên bản đã được cải tiến nhiều lần, so với phiên bản ban đầu; đây cũng là lý do loại tên lửa này vẫn chưa bị lạc hậu, mặc dù ra đời đến nay đã hơn nửa thế kỷ (nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên vào năm 1963).
Tên lửa TOW là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 đầu tiên trên thế giới, sử dụng phương pháp dẫn đường bán tự động (SACLOS); trắc thủ chỉ cần đưa đường tin chữ thập của kính ngắm chập vào mục tiêu và giữ nguyên khi tên lửa trúng mục tiêu; nếu mục tiêu di động, trắc thủ dùng máy tầm, hướng của bệ phóng, điều chỉnh kính ngắm luôn trên mục tiêu.
Mặc dù ra đời đã lâu nhưng những tên lửa TOW vẫn là nỗi ác mộng của xe tăng hiện tại. Với những gì đã thể hiện trên chiến trường Syria vừa qua, TOW được đánh giá là một trong những tên lửa chống tăng đáng sợ nhất trong lịch sử.
Với cuộc chiến ở Syria, thì tên lửa TOW thực sự là nỗi ác mộng với lực lượng tăng, thiết giáp của Quân đội chính phủ Syria (SAA); trong 2 năm đầu của cuộc Nội chiến, khi quân nổi dậy chưa được trang bị tên lửa TOW, Quân đội chính phủ Syria bị thiệt hại chưa tới 50 xe tăng, xe bọc thép.
Mộc Miên(T/h)