+Aa-
    Zalo

    Tên lửa bất khả chiến bại được Nga - Ấn sản xuất như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tên lửa hành trình siêu vượt âm BrahMos do liên doanh Nga-Ấn sản xuất trong nhiều năm qua đã nâng cao đáng kể sức mạnh mới cho quân đội Ấn Độ.

    (ĐSPL) - Theo các chuyên gia quân sự quốc tế, tên lửa hành trình siêu vượt âm BrahMos do liên doanh Nga-Ấn sản xuất trong nhiều năm qua đã nâng cao đáng kể sức mạnh mới cho quân đội Ấn Độ.

    Không phải tự nhiên mà BrahMos được mệnh danh là “sát thủ diệt hạm” hay “bất khả chiến bại”, nó có tốc độ nhanh nhất thế giới cho đến nay. Các biến thể sử dụng trên nhiều địa hình đã gây sự chú ý cho nhiều quốc gia.

    Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos có tốc độ nhanh gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh.

    “Sát thủ” bay nhanh nhất thế giới

    Trung tuần tháng Tư, trang tin quân sự Defense News (Mỹ) dẫn thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, ông Manohar Parrikar cho hay, quân đội nước này đã trang bị các phiên bản mới nhất của tên lửa BrahMos cho 3 trung đoàn tên lửa mới, nhằm tăng cường khả năng quốc phòng.

    Chi phí cho mỗi trung đoàn ước tính có giá trị hơn 2 tỉ Rupe (khoảng 30 triệu USD) gồm 4 bệ phóng tự hành và 90 quả tên lửa. Trong đó, BrahMos là tên lửa hành trình siêu vượt âm được sản xuất và phát triển bởi sự kết hợp của Nga và Ấn Độ qua công ty liên doanh BrahMos Aerospace thành lập năm 1988.

    Ông Parrikar dự kiến, trong khoảng cuối tháng Tư, các trung đoàn tên lửa BrahMos thế hệ mới, vũ khí được mệnh danh là “sát thủ diệt hạm” sẽ được đưa vào phục vụ. Cho đến nay, các chuyên gia quân sự đánh giá mẫu tên lửa này hiện là khắc tinh của mọi loại tàu chiến trên biển.

    Trước đó, hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) đưa tin, Tổng giám đốc Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy, ông Alexandr Leonov cho biết, liên doanh Nga-Ấn đã phóng thử nhiều lần các thế hệ tên lửa BrahMos để thử nghiệm tính năng. Kết quả của nhiều cuộc thử nghiệm đều đạt thành công ngoài mong đợi, không những vậy, khách hàng quốc tế cũng bị thuyết phục bởi khả năng đáng tin cậy và tính năng tiên tiến của “sát thủ diệt hạm” này.

    Do đó hiện tại, công ty liên doanh Nga-Ấn không còn nhu cầu thực hiện thêm những vụ phóng khác để xác nhận lại khả năng của mẫu tên lửa trên. Theo thông tin được tiết lộ, BrahMos là một trong những dự án thành công nhất trong lịch sử hợp tác của công nghiệp quốc phòng Nga-Ấn. Cái tên BrahMos cũng được ghép và viết tắt từ tên hai con sông lớn, Brahmaputra của Ấn Độ và Moscow của Nga.

    Sở dĩ loại tên lửa này được giới quân sự đánh giá là “bất khả chiến bại” trên thế giới, bởi không có tên lửa chiến thuật nào có khả năng trở thành đối chủ của chúng. Thời điểm hiện tại, tên lửa BrahMos có 3 phiên bản bao gồm Block I, Block II và Block III.

    Ngay từ phiên bản đầu tiên, hệ thống đã bao gồm cả 4 biến thể có khả năng phóng từ trên không lẫn mặt đất, trên tàu mặt nước hay cả từ tàu ngầm dưới biển. Ông Sudhir Mishra, lãnh đạo doanh nghiệp hàng không vũ trụ của Nga-Ấn khẳng định một tên lửa BrahMos có thể được cài đặt trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới nhất được phát triển bởi Moscow và New Delhi.

    Với tên gọi siêu vượt âm, BrahMos hiện là tên lửa có tốc độ nhanh nhất thế giới (vận tốc gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh). Các chuyên gia quân sự nhận định, yếu tố làm nên sức mạnh vượt trội của BrahMos là ở khả năng bay và tốc độ siêu âm đáng nể. Một tên lửa hành trình BrahMos có chiều dài 8,4m và đường kính 60cm, có thể diệt đối thủ ở phạm vi 300km với trọng lượng đạn “khủng” 300kg, trọng lượng phóng 3 tấn ở phiên bản bắn trên mặt đất. Thêm vào đó, với tốc độ dẫn đầu cùng sức công phá đáng gờm, BrahMos sẽ “miễn nhiễm” hoàn toàn với các hệ thống phòng không của đối thủ.

    Chủ sở hữu BrahMos đầu tiên là ai?

    Hệ thống tên lửa sát thủ này ngày càng được phát triển với nhiều biến thể tên lửa bờ, tên lửa diệt hạm, tên lửa đánh đất phóng từ tàu ngầm, trên biển đánh mặt đất, trên không đánh mặt đất... Một điều không thể phủ nhận rằng BrahMos từ năm 2005 đến nay đã trở thành một “họ” tên lửa hiện đại nhiều biến thể đóng vai trò chính tạo nên sức mạnh mới cho quân đội Ấn Độ.

    Không những vậy, do có cùng gốc thiết kế và dùng chung nhiều khối linh kiện giống nhau, BrahMos đã giúp Ấn Độ tiết kiệm được lượng ngân sách lớn trong sản xuất, bảo dưỡng và huấn luyện binh sỹ sử dụng. Tuy nhiên, những biến thể của BrahMos dùng cho các dự án tàu ngầm mới của Ấn Độ vẫn có vài hạn chế nhất định. Mẫu tên lửa BrahMos-S dành cho tàu ngầm chỉ mới được sử dụng trên các tàu thông thường.

    Trong khi đó, các kỹ sư chưa xác định được tàu ngầm hạt nhân có thể sử dụng và mang theo mẫu tên lửa “thiện chiến” này hay không. Chính do nhu cầu đó, Ấn Độ đang “thai nghén” kế hoạch đóng thêm 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công chuyên mang những tên lửa hành trình hiện đại, lại có khả năng chống hạm như BrahMos.

    Dù vậy, kế hoạch này mới được hình thành trên dự kiến từ cuối năm 2015. Thực tế cho thấy, để thấy sự hiện diện của các tàu này cũng phải chờ đợi hàng chục năm sau nữa. Đáng chú ý, tên lửa BrahMos không bị “hạn chế” ở những biến thể trên, Ấn Độ đã phát triển thêm phiên bản mini (siêu nhỏ) chuyên sử dụng cho máy bay chiến đấu đó là BrahMos-M, mẫu biến thể thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới, cả trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Phát ngôn viên tập đoàn BrahMos Aerospace, ông Praveen Pathak tiết lộ, một số nước trong khu vực Đông Nam Á đang quan tâm đến mẫu tên lửa “sát thủ” này. Cụ thể, sau buổi triễn lãm Defense & Security (Quốc phòng và an ninh) cuối năm 2015, đại diện tập đoàn nhấn mạnh sẽ ký hợp đồng xuất khẩu tên lửa hành trình BrahMos chính thức đầu tiên vào cuối năm 2016.

    Khách hàng là một quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất thân thiện với cả hai nước Nga-Ấn, nhưng phải đến cuối năm nay, bí ẩn về đối tác tiềm năng này của Ấn Độ mới được bật mí. Chủ tịch của tập đoàn BrahMos Aerospace, ông Sudhir Kumar Mishra hé lộ: “Trong tương lai, chúng tôi đặt nhiệm vụ phát triển phiên bản tên lửa BrahMos nhỏ hơn nhiều các mẫu hiện tại với sức công phá tương tự. Và từ 5-10 năm tới, các nhà sáng chế sẽ phát triển lại tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-2 có thể đạt tốc độ nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh”.

    PHƯƠNG HÀ(Theo Defense News, Tass, Reuters)

    Video tin tức được xem nhiều:

    [mecloud]V5lrIIRXwk[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ten-lua-bat-kha-chien-bai-duoc-nga---an-san-xuat-nhu-the-nao-a145491.html
    5 lý do nên trị nám da tại Bích Nguyệt Spa

    5 lý do nên trị nám da tại Bích Nguyệt Spa

    (ĐSPL) - 98\% khách hàng cảm thấy hài lòng với kết quả điều trị nám da chính là minh chứng rõ nhất khẳng định thương hiệu trị nám uy tín của Bích Nguyệt Spa trong suốt 10

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    5 lý do nên trị nám da tại Bích Nguyệt Spa

    5 lý do nên trị nám da tại Bích Nguyệt Spa

    (ĐSPL) - 98\% khách hàng cảm thấy hài lòng với kết quả điều trị nám da chính là minh chứng rõ nhất khẳng định thương hiệu trị nám uy tín của Bích Nguyệt Spa trong suốt 10