Ngưu Ma Vương
Theo truyền thuyết, Ngưu Ma Vương vốn là một chiến thần siêu việt với ngoại hình to lớn, khỏe mạnh và vạm vỡ, thông thạo 72 phép thần thông quảng đại vô cùng lợi hại. Năm xưa, khi Ngưu Ma Vương còn một thân một mình hành tẩu giang hồ đã gặp Tôn Ngộ Không và cả 2 cùng nhau kết bái huynh đệ.
Khoảng thời gian ấy được xem là thời khắc đặc biệt và vui vẻ nhất trong đời Ngưu Ma Vương. Tuy nhiên, sau này, khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung và bị Phật Tổ Như Lai thu phục, Ngưu Ma Vương cũng bỏ xuống nhân gian, mỗi người một ngả.
500 năm sau, Tôn Ngộ Không và Ngưu Ma Vương gặp lại ở Hoả Diệm Sơn và đã có một cuộc chiến "long trời lở đất", bất phân thắng bại. Ngưu Ma Vương lợi hại đến mức ngay cả Tề Thiên Đại Thánh cũng phải "bó tay" khi đối phó cùng.
Nhị Lang Thần
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần vốn không có liên hệ gì từ trước, cả 2 từng có những trận đại chiến, dùng tới cả mưu trí, pháp bảo và phép thuật để phân định thắng thua. Nhưng cũng chính nhờ những trận chiến này, Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần ngày càng hiểu nhau hơn.
Theo đó, triết lí "không ai hiểu bạn hơn kẻ thù của bạn: chính xác là để miêu tả về mối quan hệ giữa Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần Dương Tiễn. Cả 2 từng đối đầu nhau khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung và bị bắt giữ. Thế nhưng, 500 năm sau đó, khi lên đường phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, Ngộ Không đã không ngần ngại mà gọi Nhị Lang Thần 2 tiếng "đại ca" vào thời khắc hội ngộ.
Tiếng "đai ca" này giống như một sự tôn trọng với đối thủ cũng như sự thông thấu đạo lý biết “quay đầu”của Tề Thiên Đại Thánh.
Xích Khao Mã Hầu
Tôn Ngộ Không vốn là con khỉ được sinh ra từ mảnh đá Ngũ sắc được Nữ Oa Nương Nương dùng để vá trời năm xưa. Tuy nhiên, ngoài Ngộ Không, còn 3 vị thạch hầu khác cũng được sinh ra từ đá Ngũ sắc.
Trong đó, Xích Khao Mã Hầu là con khỉ được sinh ra đầu tiên, tinh phách chứa Xích Khao Mã Hầu nhờ được hạ phàm gần cửa Phật nên khi hình thành đã sớm được quy y chính đạo. Vì Xích Khao Mã Hầu đã sớm đắc đạo nên được coi như người anh cả khai sáng trong giai đoạn sơ khai của Tôn Ngộ Không.
Trấn Nguyên Tử Đại Tiên
Trấn Nguyên Tử là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn, được xem như là ông tổ của dòng địa tiên tức các vị tiên đã tu hành, đạt được quả vị nhưng ngụ ở mặt đất chứ không lên trời. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Tử Đại Tiên đã được nhiều vị thần tiên trên Thiên giới, bao gồm cả Phật Tổ Như Lai, kính trọng.
Năm xưa, Tôn Ngộ Không từng phạm tội, đá đổ cây nhân sâm quý trong vườn Trấn Nguyên Tử Đại Tiên khiến ngài vô cùng tức giận. Nhưng vì nhìn được tiền đồ của Tôn Ngộ Không, thay vì trách phạt, Đại Tiên đã cho Ngộ Không cơ hội phục hồi cây nhân sâm, còn nói thêm rằng nếu Đại Thánh làm được điều này, ngài sẽ kết bái huynh đệ với Đại Thánh.
Anh tiều phu
Năm xưa, khi Tôn Ngộ Không lên núi tìm Bồ Đề Tổ Sư bái sư từng nhận được sự giúp đỡ của một anh tiều phu. Được biết, nhân vật thực chất chính là chính là Hậu Nghệ, một người được mệnh danh là thần tiễn trên thiên đình song muốn cải trang xuống hạ giới vi hành và học hỏi thêm.
Trong một lần tình cờ gặp được Tôn Ngộ Không đang tìm đường vào Linh Sơn, Hậu Nghệ đã ra tay giúp đỡ, chỉ đường giúp Tôn Ngộ Không nhanh chóng vào được nơi ở của Bồ Đề Tổ Sư để bái sư. Dù là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng sự kiện này đã giúp Hậu Nghệ và Ngộ Không kết bái huynh đệ.
Tuy nhiên, có giả thuyết khác cho rằng Hậu Nghệ chính là đại đồ đệ của Bồ Đề Tổ Sư nên quan hệ giữa 2 nhân vật này thực tế còn là huynh đệ đồng môn.
Minh Hạnh (T/h)