Chương trình thực tế tại Tây Ban Nha gây phẫn nộ khi ép thí sinh nữ xem lại cảnh mình bị bạn cùng chơi cưỡng hiếp trong trạng thái không tỉnh táo.
[presscloud]13684[/presscloud]
Carlota Prado – nữ thí sinh từng tham gia chương trình truyền hình thực tế "Gran Hermano" (phiên bản Tây Ban Nha của "Big Brother") nói rằng cô đã bị một thí sinh khác tấn công tình dục trong khi bất tỉnh. Khủng khiếp hơn là cuộc tấn công đã được ghi lại, sau đó nhà sản xuất chương trình buộc cô phải xem lại đoạn video, đồng thời quay phim phản ứng đau khổ của cô.
Mãi tới hai năm sau, sự việc mới bị phát giác, với sự rò rỉ một video ghi lại hình ảnh Carlota Prado (khi đó 24 tuổi) ôm mặt khóc nức nở khi các nhân viên chương trình cho cô xem hình ảnh về vụ cưỡng hiếp mà nạn nhân là chính bản thân mình. Đối tượng được xác định là Jose María López (lúc đó cũng 24 tuổi).
Vào đêm xảy ra vụ việc, cô Prado đã uống rất nhiều trong một bữa tiệc với các thí sinh khác.
Trong một video clip từ chương trình, có thể thấy một người đàn ông đã kéo dây thắt lưng quần của cô ấy, vuốt tóc và nắm chặt cổ tay cô, trong khi cô dường như liên tục chống đỡ anh ta, trước khi họ đi cùng nhau.
Ngày hôm sau, cô Prado nói rằng cô không có ký ức về một vụ tấn công và đã bị ép xem video cô một mình với López.
Buổi xem diễn ra trong phòng nhật ký của chương trình, nơi một thí sinh được phỏng vấn bởi một giấu mặt và bị ghi hình lại.
Cô Prado khóc nức nở trong khi người giấu mặt khẳng định rằng không ai từ công chúng sẽ nhìn thấy những hình ảnh trên video. Cô yêu cầu được gặp López, nhưng người giấu mặt cho biết rằng cô sẽ không thể nói chuyện với anh ta một lần nữa.
Nạn nhân Carlota Prado. Ảnh: AP |
Người giấu mặt nói với cô rằng các nhà sản xuất của "Big Brother" đã lên án những gì đã xảy ra và sẽ hỗ trợ tâm lý đầy đủ cho cô, đồng thời để cô rời khỏi chương trình mà không có bất kỳ hình phạt nào đối với nam thí sinh kia.
Khi cô ấy yêu cầu được nói chuyện với một số người bạn của mình bên ngoài căn phòng, người giấu mặt khăng khăng rằng cô ấy phải chờ đợi, không nên ra khỏi phòng.
Cô đi lại trong phòng, tức giận và khóc: “Tôi phải chờ đợi điều gì?’.
Các nhà sản xuất sau đó đã đưa cô đến một khách sạn trong vài ngày, sau đó cô quyết định tham gia lại chương trình.
Đoạn video đã nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội, gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều quốc gia trên thế giới. Công chúng đã kêu gọi tẩy chay chương trình.
Đoạn video được phát tán trùng với thời điểm tòa án Tây Ban Nha vừa đồng ý khởi tố hình sự vụ việc, dù chưa nghi phạm nào chính thức bị truy tố.
Vụ việc cũng làm thổi bùng lại sự giận dữ của người dân Tây Ban Nha sau hàng loạt vụ án hiếp âm, tấn công tình dục mà họ xem là không được xét xử và giải quyết thỏa đáng.
Video về vụ tấn công tình dục không được công khai. Tuy nhiên, nhân viên vô hình trong đoạn video bị rò rỉ cho biết nam thí sinh, người đã nảy sinh mối quan hệ lãng mạn với người phụ nữ sau khi gặp cô trong chương trình, đề nghị chăm sóc cho cô.
Nhiều giờ sau khi xảy ra vụ cưỡng hiếp, Zeppelin TV - công ty sản xuất chương trình, mới báo cảnh sát và loại thí sinh nam khỏi chương trình. Đài truyền hình sau đó thông báo rằng thí sinh này bị đuổi “vì hành vi không thể chấp nhận được”, nhưng không nói rõ chi tiết.
Các nhân viên sản xuất đã bị lên án rộng rãi vì đã làm tổn thương Carlota Prado.
Vụ việc gây phẫn nộ trong dư luận. Ảnh: New York Times |
Tuần trước, Zeppelin TV đã đưa ra lời xin lỗi và nói rằng họ sẽ đưa ra các quy định để tránh bất kỳ điều gì tương tự xảy ra, đặc biệt là cấm sử dụng rượu.
Tuy nhiên, những tuyên bố này không xoa dịu được sự phẫn nộ của công chúng. Điều này đã khiến hàng chục nhà tài trợ bỏ chương trình.
“Họ đã cho phép anh ta ở bên cạnh tôi nhiều giờ khi họ có đủ bằng chứng để đưa anh ta ra ngoài ngay lập tức”, Carlota Prado nói trong một cuộc phỏng vấn với El Confidencial.
“Các nhân viên sản xuất đã cho phép Jose María López cười vào mặt tôi bằng cách nói với tôi rằng anh ta chăm sóc tôi”.
Trong cuộc phỏng vấn, cô cho biết thêm rằng cô đã chống lại những hành động của López trước mặt các thí sinh khác và trong phòng ngủ trước khi cô bất tỉnh.
“Tôi không thể hiểu làm thế nào chương trình lại cho phép điều này”, cô nói.
“Trước khi cho tôi xem video tấn công, đội ngũ sản xuất không đưa ra bất cứ sự lựa chọn nào về những gì tôi sắp nhìn thấy. Nếu được chọn, tôi sẽ không xem chúng”.
Gregorio Gómez Mata, giám đốc của Alma, một nhóm chống lại bạo lực trên cơ sở giới, lập luận rằng bất kỳ ai có liên quan đến video bị rò rỉ nên xuất hiện tại tòa vì đã không giúp đỡ một người gặp nguy hiểm.
“Bạn không thể đứng xem một tội ác và không làm gì để ngăn nó lại’, ông nói. “Thật đáng buồn”.
Những cuộc biểu tình nổ ra trên đường phố ở Tây Ban Nha. Ảnh: CNN |
Đã có những cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố ở Tây Ban Nha chống lại một số phán quyết gần đây của tòa án trong các vụ tấn công tình dục. Các nhóm Phụ nữ đã cáo buộc các thẩm phán Tây Ban Nha về chủ nghĩa gia trưởng và thiên vị khi yêu cầu các nạn nhân chứng minh rằng họ đã chiến đấu chống lại những kẻ tấn công của họ.
Tháng 11, các công tố viên tuyên bố rằng họ sẽ kháng cáo lại một bản án gần đây, trong đó năm người đàn ông bị kết án lạm dụng tình dục một cô gái 14 tuổi bất tỉnh ở thị trấn Manresa. Lý do họ không bị kết tội hiếp dâm là bởi tòa án phán quyết rằng họ đã không sử dụng bạo lực.
Miguel Lorente, cựu giám đốc của một cơ quan chính phủ quốc gia liên quan đến bạo lực tình dục, cho biết vụ án của Big Brother, giống như vụ án ở Manresa, theo đó đặt ra câu hỏi liệu hệ thống luật pháp Tây Ban có đặt ra nghĩa vụ cho những nhân chứng hay không.
Trong vụ tấn công bé gái 14 tuổi ở Manresa, một người đàn ông đã được tuyên bố vô tôi mặc dù anh ta đã vừa thủ dâm vừa chứng kiến tội ác diễn ra.
Chương trình "Big Brother" đã ép những người lạ ở cùng nhau trong một không gian hạn chế và ghi lại tất cả các tương tác của họ, hy vọng rằng sự thân mật bắt buộc sẽ tạo ra các “tia lửa”, hoặc tích cực hoặc tiêu cực.
Khi mùa "Big Brother" của cô Prado kết thúc, vào tháng 12/2017, chương trình đã chuyển sang các thí sinh nổi tiếng khác.
Mediaset, đài phát sóng chương trình Hermano ở Tây Ban Nha, đã đưa ra một tuyên bố cáo buộc tập đoàn truyền thông đối thủ chính của mình sử dụng vụ việc của cô Prado để tạo ra một “chiến dịch bôi nhọ” chương trình.
“Họ đã thất bại trong việc đặt mình vào vị trí của nạn nhân”, ông Lorente, cựu quan chức chính phủ cho biết. “Tây Ban Nha có luật pháp, nhưng chúng ta vẫn sống trong một xã hội quá dễ dãi”.
Mộc Miên(Theo New York Times)