Hải quân Mỹ sở hữu 72 tàu ngầm, chủ yếu là ngầm hạt nhân có khả năng tấn công mặt đất nhờ tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
[mecloud]Ar7NvCsIIF[/mecloud]
|
USS Hampton đội băng Bắc Cực nổi lên trong tháng 3/2014. Đây là tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles, lớp tàu ngầm đông đảo nhất của Hải quân Mỹ với 41 chiếc đang hoạt động. Nó được trang bị lò phản ứng hạt nhân S6G của tập đoàn General Electric, cho phép tàu hoạt động liên tục 30 năm mà không cần nạp nhiêu liệu. |
|
Góc nhìn khác về tàu USS Hampton tại Bắc Cực. Các tàu lớp Los Angeles có khả năng di chuyển với vận tốc 37 km/h khi nổi và hơn 60 km/h khi lặn. Tàu có khả năng hoạt động liên tục 90 ngày với thủy thủ đoàn 129 người. Ngoài ngư lôi, các tàu lớp Los Angeles được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công các mục tiêu trên đất liền và tên lửa Harpoon để chống hạm. |
|
USS Greeneville (SSN-772), tàu ngầm khác thuộc lớp Los Angeles, rẽ sóng trên biển. Nó cõng trên lưng một tàu ngầm nhỏ hơn để phục vụ các nhiệm vụ tối mật của lực lượng Biệt kích Hải quân Mỹ. |
|
Tàu ngầm USS Key West lặn dưới nước, chỉ để lộ phần kính tiềm vọng khi hoạt động ngoài khơi Honolulu, Hawaii tháng 7/2004. Các tàu lớp Los Angeles dài 110 m, rộng 10 m với tải trọng choán nước khi nổi đạt 6.082 tấn và khi lặn đạt 8.818 tấn. 62 chiếc được chế tạo trong giai đoạn từ năm 1972 tới năm 1996. |
|
Cá heo bơi trước mũi tàu ngầm USS John Warner (SSN-785) đang rẽ sóng. Đây là tàu ngầm tấn công nhanh chạy nhiên liệu hạt nhân thuộc lớp Virginia. Chúng dài 115 m, rộng 10 m và có tải trọng choán nước 7.800 tấn. Lò phản ứng S9G cho phép tàu di chuyển với vận tốc tôi đa đạt 65 km/h và hoạt động liên tục trong khoảng 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Tàu được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công các mục tiêu trong đất liền. |
|
USS Virginia, tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên. Hải quân Mỹ lên kế hoạch đóng mới 48 tàu ngầm lớp Virginia. Hiện tại, 13 chiếc đã được hoàn thiện và 12 chiếc đang hoạt động chính thức trong biên chế. 5 chiếc khác đang được đóng mới. |
|
USS Seawolf (SSN-21) rẽ sóng trong lần thử nghiệm trên biển. Nó là tàu đầu tiên thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh cùng tên của Hải quân Mỹ. Các tàu lớp Seawolf được chế tạo trong giai đoạn 1989 đến 2005 với 3 chiếc được hoàn thiện. 26 chiếc còn lại trong dự án đã bị hủy bỏ. |
|
USS Jimmy Carter (SSN-23) là tàu ngầm cuối cùng thuộc lớp Seawolf được chế tạo. Nó dài 138 m, rộng 12,1 m và có tải trọng choán nước tối đa 12.139 tấn. Lò phản ứng hạt nhân S6W cho phép tàu di chuyển với vận tốc trên 45 km/h. Tàu được trang bị tên lửa đối hạm Harpoon và tên lửa hành trình đối đất Tomahawk. |
|
Tàu ngầm hạt USS Ohio (SSGN-726) nổi trên mặt nước trong chuyến hành trình tháng 11/2008. Nó là tàu đầu tiên thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo cùng tên của Hải quân Mỹ. Chúng dài 170 m, rộng 13 m với tải trọng choán nước đạt 18.450 tấn. Các tàu lớp này được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân S8G PWR, cho phép tàu di chuyển với tốc độ 22 km/h khi nổi và 37 km/h khi lặn. |
|
Tàu USS Michigan (SSBN-727) rẽ sóng. Quá trình sản xuất tàu ngầm lớp Ohio được tiến hành từ năm 1976 tới 1997. Cả 18 tàu lớp này vẫn đang hoạt động trong biên chế Hải quân Mỹ. Ngoài các ống phóng ngư lôi, các tàu lớp Ohio số hiệu từ SSBN-726 tới SSBN-733 được trang bị 24 ống phóng tên lửa liên lục địa Trident I C4, có tầm bắn 7.400 km cùng 8 đầu đạn hạt nhân. |
|
Tàu USS Tennessee (SSBN-734) hoạt động trên biển. Các tàu lớp Ohio số hiệu SSBN-734 trở đi có thể trang bị 24 tên lửa liên lục địa Trident II D5, tầm bắn 11.300 km cùng khả năng mang 12 đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, chúng còn được bố trí 22 ống phóng, với 7 tên lửa hành trình Tomahawk mỗi ống, để tấn công phi hạt nhân các mục tiêu trên đất liền. |
Theo Tri Thức Trực Tuyến
Xem thêm Video:
[mecloud]HI3U6lWydU[/mecloud]
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tau-ngam-hat-nhan-my-re-song-doi-bang-tren-cac-dai-duong-a110515.html