+Aa-
    Zalo

    Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh không phải là trường hợp hiếm thấy. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến bé gặp khó khăn khi xoay cổ và gây mất cân xứng.

    (ĐSPL) – Tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh không phải là trường hợp hiếm thấy. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến bé gặp khó khăn khi xoay cổ và gây mất cân xứng.

    Tật vẹo cổ ở trẻ là gì?

    Tật vẹo cổ ở  trẻ nhỏ hay còn gọi là tật cổ xoay là tình trạng trẻ có đầu nghiêng sang một bên và cằm nghiêng theo hướng ngược lại.

    Khi một đứa trẻ được sinh ra đã gặp tình trạng này có nghĩa bé đã bị tật vẹo cổ bẩm sinh. Một trường hợp khác của tật vẹo cổ sẽ xuất hiện trễ hơn, khi này, đầu và cằm của bé sẽ quay cùng một hướng.

    Chứng vẹo cổ ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.

    Chia sẻ trên báo VnExpress, bác sĩ Hà Thị Hải Yến, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, mỗi năm có đến hàng chục trẻ đến khám và yêu cầu chữa trị nhưng đã quá muộn, khó điều trị hoặc điều trị rất mất thời gian.

    Bác sĩ Yến cho biết, nguyên nhân gây vẹo cổ phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là do u xơ cơ ức đòn chũm. Tại TP HCM chỉ riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi năm đã tiếp nhận đến 300 trẻ mắc tật này.

    Ngoài ra, những bất thường xảy ra trong quá trình hình thành đốt sống cổ có thể là nguyên nhân dẫn đến tật vẹo cổ, hay còn gọi là hội chứng dính bẩm sinh các đốt sống cổ Klippel-Feil. Lúc này, các đốt sống cổ bị dính vào nhau làm cho vùng cổ của bé khó chuyển động và có khuynh hướng nghiêng qua một bên. Tuy nhiên nguyên nhân này thường không phổ biến.

    Trong một số trường hợp hiếm thấy, tật vẹo cổ được hình thành do những tổn thương nghiêm trọng trong hệ thống thần kinh hay cơ, chẳng hạn như não hay u tủy sống.

    Triệu chứng của bệnh

    Tật vẹo cổ ở trẻ sẽ có những triệu chứng liên quan đến việc quay đầu ở trẻ như:

    - Đầu nghiêng sang một bên.

    Trẻ mắc tật vẹp cổ thường có đầu nghiêng sang một bên. Ảnh minh họa.

    - Thường nhìn qua một bên vai thay vì xoay đấu để quan sát chuyển động.

    - Thích bú một bên vì bú bên còn lại có thể sẽ làm bé khó chịu.

    - Xoay đầu khó khăn và bé thất vọng khi không làm được việc này.

    - Đầu lép ở một bên hay hai bên do bé thường xuyên nắm nghiêng một hướng nhất định.

    - Xuất hiện một số vết sưng hay u nhỏ ở cổ, giống như một nút thắt nhỏ khi căng cơ.

    Tật vẹo cổ chữa như thế nào?

    Những bài tập đơn giản

    Theo thông tin trên một số phòng khám, trị liệu, những bài tập kéo căng và định vị thực hiện hàng ngày cho bé sẽ là hướng điều trị gần như là tốt nhất cho tật vẹo cổ.

    Phụ huynh nên tập cho bé di chuyển đầu cổ sang hướng bé ít nghiêng qua. Chẳng hạn, nếu bé khó nghiêng đầu qua trái, khi đặt bé lên giường hay vào nôi, cha mẹ sẽ đứng ở bên trái để bé “phải” nghiêng qua trái khi bé muốn nhìn thấy cha mẹ.

    Ôm con cho ăn đúng hay đặt con vào nôi như thế nào để khuyến khích bé di chuyển sang hướng yếu hơn của mình.

    Cho bé nằm sấp. Thường xuyên cho bé nằm sấp trên một tấm mền hay một bề mặt mềm và để đồ chơi trước mặt bé rồi bạn có thể chơi cùng bé, thu hút sự tập trung của bé… Bằng cách này, bạn sẽ tập cho đầu của bé ngẩng lên và quan sát đồ vật nhằm giúp cho cơ cổ của bé cứng cáp hơn.

    Tập cho bé di chuyển đầu cổ sang hướng bé ít nghiêng qua. Ảnh minh họa.

    Kèm theo nhưng lời khuyên của bác sỹ, nếu phụ huynh thực hiện đúng, tật vẹo cổ sẽ được cải thiện trong 2 tháng và khoảng 6 đến 12 tháng cho những trường hợp bệnh nặng.

    Vật lý trị liệu

    Phương pháp này thường dùng cho trường hợp vẹo cổ bẩm sinh cơ nên nó sẽ tập trung cải thiện các kỹ năng vận động kết hợp với việc đánh giá cử động cổ, cánh tay và cẳng chân của bé.

    Các chuyên gia hay kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn phụ huynh các bài tập uốn nắn và kéo dài để giúp cải thiện các cơ ở cổ bé. Ngoài ra, trong quá trình chơi đùa hay khi bé ngủ, cha mẹ sẽ tiếp tục thực hiện một số bài tập uốn nắn và kéo dài một cách chủ động và thụ động để thúc đẩy quá trình cân bằng trong cơ thể trẻ.

     Thành công của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện sớm hay muộn, cam kết của gia đình và mức độ nghiêm trọng của các tổn thương cơ hay sự xuất hiện của nút thắt cơ. Tỉ lệ thành công của phương pháp này rất cao, khoảng 90 – 99\% .

    Phương pháp phẫu thuật

    Sau khoảng 18 tháng  tập các bài tập vật lý trị liệu mà thấy cơ cổ của bé vẫn yếu và chưa đủ sức để giúp tật vẹo cổ ở trẻ hồi phụ hoàn toàn, các bác sỹ sẽ thường chỉ định phẫu thuật chỉnh hình cho bé. Vì phẫu thuật có thể giúp kéo dài các cơ và nhờ đó sẽ giúp bé có thêm cơ hội phụ hồi cao hơn.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    [mecloud]hXRhaEoXPe[/mecloud]

    Xem thêm video Những điều cần chú ý trong 3 tháng đầu mang thai

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tat-veo-co-o-tre-so-sinh-va-cach-khac-phuc-a94369.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.