Lãnh đạo các doanh nghiệp đang mất dần kiên nhẫn với các chính sách kinh tế của ông. Quân đội than phiền vì bị tước mất một số đặc quyền đặc lợi.
|
Chương trình "đánh hổ, đập ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. |
Bưu điện Hoa Nambuổi sáng (SCMP) ngày 8/8 đưa tin, giới tinh hoa trong ĐCS Trung Quốc đã nghỉ hưu và đương nhiệm sẽ nhóm họp tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Bắc Đới Hà trong tuần này để kiểm tra thẩm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng khi các cán bộ cao cấp và các nhóm lợi ích bắt đầu cảm thấy sức nóng từ chiến dịch này.
Cuộc họp của các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu và lãnh đạo đương nhiệm tại Bắc Đới Hà cho thấy chương trình chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với những thách thức, điều chính ông đã thừa nhận trong hội nghị Bộ chính trị bí mật gần đây: Hai đội quân tham nhũng và chống tham nhũng đang ở một thế đối lập, bế tắc.
Trương Minh, một giáo sư khoa học chính trị từ Đại học Nhân dân cho biết tình hình đang diễn biến phức tạp, phe đối lập có thể phản pháo ông Tập Cận Bình ngay tại hội nghị Bắc Đới Hà. Chương trình chống tham nhũng sẽ thống trị hội nghị này, các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về cách thức nó sẽ diễn ra hoặc nếu có con hổ lớn hơn sẽ bị bắt.
"Tôi nghĩ rằng việc công bố vụ Chu Vĩnh Khang vào tuần cuối cùng của cuộc điều tra cho thấy Tập Cận Bình không muốn thảo luận vụ ông Khang tại cuộc họp Bắc Đới Hà mà là các trường hợp tham nhũng khác lớn hơn. Đó là quy tắc và luật chơi mà các nhà lãnh đạo trung ương mong muốn", ông Minh cho biết.
Tuần trước, Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc quyết định tổ chức hội nghị trung ương vào tháng 10 để thảo luận về việc thúc đẩy thực hiện quản lý nhà nước theo pháp luật, cuộc họp cũng thông báo về vụ điều tra Chu Vĩnh Khang.
Tập Cận Bình đã phá vỡ một quy tắc bất thành văn mà các thành viên Thường vụ Bộ chính trị đương nhiệm hoặc nghỉ hưu được miễn trừ truy tố làm tăng cường suy đoán về một nhóm chính trị bị ảnh hưởng đang cố gắng thách thức quyết định của Tập Cận Bình.
Jonathan Holslag, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Brussels cho biết thách thức lớn nhất của Tập Cận Bình là bị cô lập.
"Lãnh đạo các doanh nghiệp đang mất dần kiên nhẫn với các chính sách kinh tế của ông. Quân đội than phiền vì bị tước mất một số đặc quyền đặc lợi trong khi đảng Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng gặp khó khăn do đánh mất lòng tin ở công chúng".
Một mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh Bắc Đới Hà là giảm tranh giành quyền lực đằng sau hậu trường và đoàn kết dưới Tập Cận Bình trước phiên họp trung ương hàng năm, các nhà phân tích cho biết.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tap-can-binh-bi-co-lap-o-hoi-nghi-bac-doi-ha-a45073.html