+Aa-
    Zalo

    Tăng hạn mức rút tiền trên máy ATM: Cần tăng hạn mức rút ngoại mạng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trưởng phòng thẻ ATM của một NH thương mại lớn tại TP HCM nhìn nhận hạn mức rút tiền ngoại mạng quá thấp mới là vấn đề chủ thẻ quan tâm.

    (ĐSPL) - Trưởng phòng thẻ ATM của một NH thương mại lớn tại TP HCM nhìn nhận hạn mức rút tiền ngoại mạng quá thấp mới là vấn đề chủ thẻ quan tâm. 

    Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động (ATM).

    Một trong những sửa đổi đáng chú ý là Dự thảo Thông tư quy định: Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng thay vì mức tối đa là 2 triệu đồng như quy định hiện hành..

    Theo quy định hiện hành, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 2 triệu đồng.

    Với quy định trên, nhiều ngân hàng thương mại chỉ áp hạn mức tối đa là 2 triệu đồng cho mỗi giao dịch rút tiền mặt tại ATM. Theo đó, các nhu cầu rút tiền mặt từ 2 triệu đồng trở lên đều phải thực hiện thêm giao dịch.

    Theo phản ánh của các chủ thẻ thời gian qua, việc áp hạn mức thấp như trên (2 triệu đồng/1 giao dịch rút tiền) như một cách để ngân hàng “cơi nới” thêm giao dịch, để tính thêm phí giao dịch. Khách hàng vừa mất thêm phí, vừa mất thêm thời gian khi cần rút số tiền trên 2 triệu đồng.

    Hiện các ngân hàng áp phí giao dịch rút tiền mặt phổ biến từ 1.000 - 3.000 đồng/1 giao dịch (chưa bao gồm thuế VAT), tùy thuộc giao dịch nội mạng hay ngoại mạng.

    Tại dự thảo vừa công bố, Ngân hàng Nhà nước đưa ra sửa đổi: “Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng”.

    Liên quan đến giao dịch qua ATM được nhiều người quan tâm là hạn mức rút tiền ngoại mạng. (Ảnh minh họa). 

    Theo Ngân hàng Nhà nước, việc tăng hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM để giảm thời gian và chi phí rút tiền cho khách hàng, như phản ánh trên.

    Ngoài ra, theo dự thảo, tại nơi đặt ATM phải có số điện thoại và địa chỉ liên hệ của đơn vị quản lý vận hành ATM (dưới hình thức in ấn) để khách hàng biết liên hệ khi gặp sự cố trong giao dịch; thủ tục, thời hạn tra soát, khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu; tại ATM phải có hướng dẫn hoặc biểu tượng (trên màn hình ATM hoặc dưới hình thức in ấn) để nhận biết các loại thẻ được chấp nhận thanh toán, bản hướng dẫn khách hàng sử dụng ATM, tên hoặc số hiệu ATM, các dịch vụ cung cấp tại ATM, các loại phí liên quan.

    Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, để thống nhất cách hiểu về thời gian hoạt động của hệ thống ATM cũng như của từng máy ATM, cơ quan này đề xuất quy định: Thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Đối với máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ của ATM tùy thuộc vào địa điểm lắp đặt ATM.

    Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đảm bảo bố trí lực lượng trực để khắc phục sự cố ATM ngừng hoạt động trong thời gian nhanh nhất có thể. Trường hợp ATM ngừng hoạt động (hoặc dự kiến ngừng hoạt động) quá 24 giờ phải báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong ngày làm việc tiếp theo kể từ khi phát sinh (hoặc dự kiến) ATM ngừng hoạt động quá 24 giờ và có hình thức thích hợp thông báo rộng rãi cho khách hàng.

    Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý dự thảo trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan này.

    Thông tin trên báo Lao động, giám đốc trung tâm thẻ một NH cổ phần lớn có hội sở tại Hà Nội lại cho rằng NHNN chỉ nên đưa ra các khung về quản lý, còn hạn mức rút tiền mỗi lần nên để các NH thương mại tự quyết định. Hiện NH này đã cho phép khách hàng rút tối đa 10 triệu đồng/lần đối với giao dịch nội mạng. Trong khi đó, nếu dự thảo thông tư này được áp dụng sẽ “đẩy” một số NH thương mại vào tình thế vi phạm quy định về ATM do không đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể, một số máy ATM đời cũ chỉ cho phép chủ thẻ rút tối đa 2 triệu đồng/lần. Nay NHNN yêu cầu tăng hạn mức lên 5 triệu đồng/lần, đồng nghĩa với việc NH còn sử dụng máy đời cũ phải tốn thêm chi phí cải tạo hoặc đầu tư mới.

    Cần nâng mức rút tiền ngoại mạng

    Một vấn đề khác liên quan đến giao dịch qua ATM được nhiều người quan tâm là hạn mức rút tiền ngoại mạng. Theo quy định của từng NH, hiện hạn mức rút tiền ngoại mạng (chủ thẻ của NH này đến rút tiền tại NH khác) chỉ từ 2-3 triệu đồng/lần và phải chịu phí khá cao, phổ biến là 3.300 đồng/lần giao dịch. Chị Nguyễn Phương Nam (ngụ quận 2, TP HCM) cho biết nhiều khi có việc đột xuất phải vào trụ ATM của NH khác để rút tiền nhưng tối đa mỗi giao dịch chỉ được 2 triệu đồng. “Phải 5 lần thao tác tôi mới rút được 10 triệu đồng, trong khi tổng cộng phí cho 5 lần giao dịch không hề rẻ. Sao không áp dụng hạn mức rút tiền ngoại mạng lên 5 triệu đồng/lần để thuận tiện cho khách hàng?” - chị Nam thắc mắc.

    Trưởng phòng thẻ ATM của một NH thương mại lớn tại TP HCM nhìn nhận hạn mức rút tiền ngoại mạng quá thấp mới là vấn đề chủ thẻ quan tâm. Một số NH nói khách hàng rút tiền ngoại mạng rủi ro cao hơn, trong trường hợp có sự cố xử lý cũng phức tạp hơn nhưng vấn đề ở đây là phí giao dịch. Hạn mức rút tiền mỗi lần càng thấp, NH sẽ thu được nhiều phí hơn. Tuy nhiên, nếu cho phép khách hàng rút tiền ngoại mạng quá nhiều, khả năng hệ thống ATM của các NH thương mại lớn sẽ bị quá tải trong các dịp lễ, Tết do chủ thẻ dồn về đây vì có nhiều máy ATM.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-han-muc-rut-tien-tren-may-atm-can-tang-han-muc-rut-ngoai-mang-a135467.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan