+Aa-
    Zalo

    Tán Thủ – Hệ thống đối kháng đỉnh cao của Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhắc đến mảnh đất thượng võ Trung Hoa thì Tán Thủ là cái tên bạn không thể nào bỏ qua. Để biết về nguồn gốc của tán thủ? Tán thủ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 6 nét đặc biệt của Tán Thủ qua bài viết sau đây.

    Tán thủ là gì?

    Tán thủ là võ chiến đấu tay không tự do, chú trọng vào các dạng đối kháng tự do thực tế. Đòi hỏi võ sĩ phải thành thạo các kỹ thuật võ thuật Trung Hoa (hay còn gọi là kungfu). 

    Tán Thủ - Môn võ tiền đề hiệu quả nhất để lên sàn MMA?

    Nguồn gốc của tán thủ

    Sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, nhất là sau cuộc chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên 1950 - 1953, chính phủ Trung Quốc nhận thấy rằng khoa học huấn luyện chiến đấu tay không dành cho quân đội là cực kỳ quan trọng. Bành Đức Hoài, một trong mười Nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, người được giao trọng trách huấn luyện trong thời chiến tranh, người có sáng kiến tập hợp các võ sư tài giỏi của 92 tỉnh trên toàn Trung Quốc cùng với các võ sư huấn luyện của quân đội Trung Quốc nghiên cứu, so sánh, chắt lọc các tuyệt kỹ cận chiến hiệu quả nhất. Một hệ thống chiến đấu tay không hiệu quả đã ra đời và được phát triển dựa theo 3 nhân tố: Đơn giản, trực tiếp, hiệu quả lớn và đòn đánh nhanh - mạnh - hiểm ác hơn địch thủ.

    Bành Đức Hoài – Wikipedia tiếng Việt

    Bành Đức Hoài, một trong mười Nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

    Trong những năm gần đây, tán thủ thể thao đã và đang được sự cổ vũ phát triển. Nguyên nhân một phần là xuất phát từ thực tế yếu kém của võ thuật Trung Hoa, bằng chứng là trong thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, có những cuộc tỷ thí giữa võ thuật Trung Quốc và Muay Thai và kết thúc bởi những kết quả thảm bại của võ thuật Trung Hoa từ đó đã thúc giục sự trợ giúp của Chính phủ Trung Quốc, người Trung Quốc cũng đã bắt đầu cải tiến đơn giản hoá và nâng cao tính hiệu quả cho võ thuật Trung Hoa và phát triển môn Tán Thủ.

    Tán thủ có đến 3 loại hình khác nhau

    Cái tên Shanshou của Tán Thủ trong tiếng Trung có nghĩa là nghệ  thuật chiến đấu tay không. Bản thân tán thủ được chia làm 3 dạng:

    - Tán thủ thể thao

    - Tán thủ dân sự

    - Tán thủ quân đội

    Ở Việt Nam, Tán thủ dân sự và tán thủ thể thao là hai loại hình phổ  biến nhất. Cả hai bộ môn này này đều huấn luyện người học các kỹ năng đấm, đá, quật, vật, cầm nã căn bản. Tuy nhiên,  tán thủ dân sự sẽ thiên về lối đánh tự do, không áp dụng một quy chuẩn nào nhất định, chủ yếu nhằm giúp người dùng học cách tự vệ. Ngược lại, tán thủ thể thao sử dụng chặt chẽ các nguyên tắc vật lý để tăng tính hiệu quả trong chiến đấu. Ngoài ra, người tập tán thủ thể thao cũng được trang bị đầy đủ bảo hộ như  áo giáp, găng box, mũ đội đầu, key che hạ bộ, pad bảo vệ xương ống đồng vì tính chất kịch liệt của nó.

    Đặc điểm của tán thủ

    Bộ môn tán thủ tổng hợp tất cả các kỹ năng vật, cầm nã, chiến đấu trong mọi tư thế. Để chống đỡ đòn đánh của đối thủ hay khi đối thủ dùng vũ khí. Được du nhập thêm các kỹ thuật chiến đấu tay không hiện đại như boxing, vật.

    Bộ đánh bằng tay dựa trên nền tảng từ Boxing, kỹ năng đánh chân từ Muay, Karate, Wushu. Tán thủ sở hữu bộ kỹ năng đánh đứng riêng biệt phối hợp với khả năng đánh vật. 

    Tán thủ có lối đánh ra - vào đặc trưng tạo nét riêng biệt của mình. Các chiến thuật của tán thủ luôn nhắm tới việc đánh nhanh – rút gọn và phải có hiệu quả cao nhất trong một tổ hợp đòn.

    Chính vì vậy, tán thủ là sự kết hợp tinh hoa của nền văn minh võ thuật, là tổ hợp các ưu điểm của các môn phái võ thuật khác nhau.

    Sự khác biết của tán thủ quân đội và tán thủ thể thao

    Tán thủ quân đội

    Tán thủ quân đội dùng các đòn cầm nã, triệt, bẻ khớp, siết cổ, … Tập luyện công phá nhiều. Hệ thống này được phân chia cho từng lực lượng khác nhau như hệ thống chiến đấu của quân đội đặc nhiệm thiên về đòn thế tiêu diệt hay hủy diệt đối thủ.

    Tán thủ thể thao

    Tán thủ thể thao đủ các đòn đấm, đá, quật, vật, … Các đòn đầu gối, cùi chỏ, đánh bằng đầu, cầm nã, bẻ khớp không được phép sử dụng. Tuy nhiên, vẫn được phép gài đòn để đánh ngã hoặc đánh nốc-ao (knock out) đối thủ trên sàn đấu. Thông dụng cho các võ sĩ trên lôi đài.

    Tán Thủ - Môn võ tiền đề hiệu quả nhất để lên sàn MMA?

    Ứng dụng tán thủ trong đời sống hiện nay

    Nâng cao sức khỏe bản thân

    Không chỉ riêng tán thủ mà bạn chỉ cần thường xuyên tập luyện các môn võ yêu thích: võ cổ truyền Việt Nam, vovinam,... Đều đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ:

    • Tăng cường sức khỏe
    • Giúp tiêu hoa năng lượng
    • Loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể
    • Giúp cơ thể săn chắc
    • Tăng sức bền, sức chịu đựng, dẻo dai
    • Tập võ cũng là một cách để giải trí, giảm stress hiệu quả sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng

    Phòng vệ

    Người tập võ tự tin trước đám đông và có khả năng ứng phó nhanh nhạy khi đối đầu với nguy hiểm. Các kỹ thuật sẽ giúp bạn nhanh nhẹn, linh hoạt. Chẳng hạn khi gặp phải trộm cướp, uy hiếp tính mạng, người tập võ sẽ xử lý tình huống một cách hợp lý nhất. 

    z5049191865019dd5fb997679a31226325550894109383
    ảnh minh họa

    Hồ Nga (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tan-thu-he-thong-doi-khang-dinh-cao-cua-trung-quoc-a605239.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.