(ĐS&PL) Tài xế công nghệ rõ ràng là một công việc đòi hỏi nghiệp vụ hẳn hoi chứ không đơn thuần chỉ là kỹ năng lái xe nhưng vẫn chưa được công nhận là một nghề chính thức. Do vậy, quyền lợi lao động dành cho nhóm này từ các hãng xe công nghệ vẫn bỏ ngõ và “tùy tâm”.
Tài xế công nghệ - nghề nhưng lại không phải nghề
Nhu cầu lớn về tài xế công nghệ đột ngột tăng vọt trong những năm gần đây tại Việt Nam thu hút một lực lượng lao động lớn tham gia cả toàn thời gian lẫn tận dụng lúc nhàn rỗi. Việc này vô hình chung khiến xã hội xem tài xế công nghệ chỉ là một công việc thời vụ. Khách hàng cũng mặc nhiên cho rằng công việc của tài xế chỉ là di chuyển qua lại giữa các điểm đến, không cần quá nhiều chất xám hay kỹ năng chuyên môn nào ngoài việc bạn-có-xe và bạn-biết-lái-xe. Hệ quả là hầu hết các hãng xe công nghệ tại Việt Nam hiện nay đều đang đối xử với tài xế như những cộng tác viên không hơn, không kém.
Thực tế, hơn 300.000 lao động đăng ký làm tài xế công nghệ tại Việt Nam hiện nay đều không có hợp đồng lao động với các hãng xe công nghệ. Cụ thể là họ hoàn toàn không có các chế độ bảo hộ và quyền lợi như một người lao động bình thường về: bảo hiểm y tế-sức khoẻ, công đoàn, phúc lợi và lương hưu.
Nhưng dù không có một chế độ và quyền lợi nghề nghiệp nào thì mỗi ngày, rất nhiều tài xế công nghệ vẫn đang làm nhiều hơn vai trò của một người đưa đón.
Chú Nguyễn Văn Tiến, một tài xế beBike của hãng be chia sẻ: “Nhiều lúc tôi phải chờ khách gần 10 phút dưới trời mưa tầm tã hoặc dừng thêm một điểm trên lộ trình để khách mua gì đó vẫn vui vẻ. Nhưng đôi khi tôi nhận khách ở khu vực mới, chưa quen đường thì bị khách la dữ dội dù tôi cũng không muốn chạy lòng vòng như vậy”.
Vì chỉ đồng hành với các anh trên những cuốc xe ngắn nên ít ai hiểu hết những vất vả, rủi ro, nguy hiểm mà nhóm lao động này đối mặt mỗi ngày để mưu sinh. Một bác tài xe 2 bánh, 56 tuổi tâm sự về công việc hằng ngày: “Cơm hàng cháo chợ là chuyện thường. Một chỗ ngả lưng nghỉ tạm giữa trưa lấy sức “cày” tiếp nhiều khi còn khó tìm nói gì đến được chăm lo khi về hươu. Chuyện còn xa lắm…”
Ảnh: Cổ Liêm
Tài xế công nghệ, rõ ràng là một nghề nhưng dường như họ vẫn đứng ngoài dòng chảy của xã hội vì chẳng có một nơi nương tựa nào để bảo vệ và chăm sóc quyền lợi.
Tài xế công nghệ be - những tài xế đầu tiên của Việt Nam được cấp Bảo hiểm y tế
Hãng xe nào cũng mong mỏi tài xế của mình có văn hoá tốt, phục vụ khách chuyên nghiệp giúp cho công ty-thương hiệu nở mày nở mặt, được đánh giá tốt nhưng điều cơ bản nhất - chăm lo đời sống cho tài xế - lại hoàn toàn không có. Tính đến thời điểm này, be là hãng xe công nghệ tiên phong tại Việt Nam tự nguyện cấp bảo hiểm y tế và gói thăm khám sức khoẻ cho đối tác tài xế làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp.
“Bản thân chúng tôi luôn luôn nói lấy tài xế làm gốc nên chúng tôi phải có những mô hình kinh doanh mà bản thân những người tài xế đó bản thân họ cũng phải ổn định về cuộc sống của họ. Mục tiêu của besẽ là tiến tới và muốn xã hội công nhận các tài xế lái xe công nghệ là một cái nghề. Mà đã là một cái nghề thì họ phải được bảo vệ bởi luật pháp, bởi các chính sách quản lý của cơ quan nhà nước, các luật lao động.” - ông Trần Thanh Hải, CEO của Be Group cho biết.
S.K