+Aa-
    Zalo

    Tại sao loài chim không có răng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các nhà khoa học cuối cùng đã có thể trả lời cho câu hỏi: "Tại sao loài chim không có răng?"

    Các nhà khoa học cuối cùng đã có thể trả lời cho câu hỏi: "Tại sao loài chim không có răng?"

    Những con chim ngày nay không có răng bởi vì chúng xuất thântừ một loài khủng long ăn hạt.- Ảnh: The Telegraph.

    Một giả thuyết mới cho thấy các tổ tiên của loài chim hiện đại đã có thể sống sót sau vụ va chạm của tiểu hành tinh khiến khủng long tuyệt chủng vì chúng có mỏ và do đó có thể ăn hạt.

    Trong khi các loài bò sát bay ăn thịt như thằn lằn có cánh vật lộn tìm kiếm thức ăn sau biến cố cuối kỷ Phấn trắng, một số loài khủng long nhỏ giống chim trở thành loài thống trị mặt đất nhờ khả năng ăn hạt.

    Nhà nghiên cứu hàng đầu Derek Larson từ Đại học Toronto ở Canada nói: "Những con khủng long giống chim nhỏ trong kỷ Phấn trắng, thuộc loài maniraptoran, chưa được tìm hiểu rõ. Chúng là loài thân thuộc nhất với loài chim hiện đại, và vào cuối kỷ Phấn Trắng, nhiều loài chim đã bị tuyệt chủng, bao gồm cả những con chim răng - nhưng nhánh đơn ngành chứa tổ tiên chung của chim hiện đại vẫn sống sót qua đại tuyệt chủng này. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khác biệt trong khi các nhóm này có điểm tương đồng?"

    Các nhà khoa học bắt đầu phân tích dữ liệu thu thập được từ hơn 3.000 răng hóa thạch từ bốn nhóm khủng long Maniraptoran khác nhau. Họ nhận thấy rằng, sự đa dạng của loài khủng long này vẫn tiếp tục đến tận cuối kỷ Phấn trắng, cách đây 66 triệu năm, cho đến khi chúng bị tuyệt chủng đột ngột do một sự kiện thảm khốc.

    Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng chế độ ăn uống có thể đã đóng góp vào sự sống còn của các dòng họ sản sinh ra loài chim ngày nay.

    Theo các nghiên cứu đã được công bố về loài chim hiện đại, bao gồm thông tin về chế độ ăn uống và các mối quan hệ giữa các loài, các nhà khoa học suy luận về những gì họ hàng chim hiện đại kỉ Phấn trắng có thể ăn. Họ đưa ra giả thuyết rằng tổ tiên chung cuối cùng của loài chim ngày nay là loài có mỏ, không có răng và ăn hạt.

    Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology cho thấy, một số loài chim đã có thể sống sót sau những tác động của vụ va chạm bằng cách ăn hạt. Vụ va chạm giữa thiên thạch khổng lồ và Trái đất đã làm biến đổi khí hậu và tạo các đám khói bụi dày đặc che khuất ánh sáng Mặt Trời. Thảm thực vật bị hủy diệt có thể đã cướp đi nguồn thức ăn của nhiều loài động vật ăn thực vật, và lần lượt các loài ăn thịt lớn sẽ đói. Nhưng những hạt giống cứng có thể duy trì được sự sống của những con chim nhỏ không có răng cho đến khi thế giới bắt đầu phục hồi.

    “Khủng long giống chim có răng tồn tại cho tới cuối kỷ Phấn trắng khi tất cả bị tiêu diệt đột ngột. Chỉ một số nhóm chim có mỏ tồn tại nhờ thực đơn ăn hạt của mình”, ông Larson nói.

    Ánh Dương (Theo The Telegraph)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-loai-chim-khong-co-rang-a208289.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan