+Aa-
    Zalo

    Tại sao lại bị đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao ở khu vực và trên thế giới.

    Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao ở khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu trở lạnh hoặc thay đổi thất thường, các bệnh lý về xương khớp lại càng có cơ hội phát triển.

    Tại sao thời tiết thay đổi gây ra bệnh xương khớp?

    Kết quả của một cuộc thăm dò gần đây trên 1.000 người cao tuổi gặp vấn đề chung về bệnh tật khi giao mùa cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có tới 8 trường hợp cho biết thời tiết lạnh, ẩm ướt khiến họ bị đau nhức xương khớp. Thực tế cũng cho thấy, khoảng 2/3 số người mắc bệnh xương khớp sẽ phải chịu những cơn đau dai dẳng lúc “trái gió trở trời”.

    Theo các chuyên gia, các bệnh lý về xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn lúc giao mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi ở điều kiện bình thường, các thành phần của xương khớp luôn duy trì trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, lúc thời tiết thay đổi thì áp suất khí quyển giảm và các mô nở ra, tạo áp lực lên khớp. Sự thay đổi của áp suất khí quyển và nhiệt độ sẽ tác động tới chất lượng dịch khớp, phản ứng của các mô xung quanh khớp. Từ đó, tình trạng viêm gia tăng, dẫn tới những biểu hiện như sưng đau tại khớp.

    Các dạng viêm khớp phổ biến

    Trong điều kiện thời tiết trở lạnh đột ngột, sức đề kháng của cơ thể cũng giảm đi, những cơn đau lại càng khiến người bệnh mệt mỏi hơn. Ngoài ra, vào mùa lạnh, thói quen tập luyện của người bệnh giảm, khiến các khớp không được vận động thường xuyên, máu lưu thông kém. Đây cũng là yếu tố thuận lợi khiến bệnh xương khớp tiến triển nặng thêm.

    Phương pháp giảm đau xương khớp vào mùa lạnh

    Để đối phó với các bệnh liên quan đến xương khớp, người bệnh nên sử dụng đồng thời các phương pháp như:

    Giữ ấm cơ thể

    Khi trời trở lạnh, bạn cần luôn giữ ấm cơ thể. Hãy mặc đủ ấm, sử dụng khăn quàng cổ, găng tay, tất… Đặc biệt, cần giữ ấm cơ thể trước khi đi ngủ vào buổi tối do nhiệt độ thường thấp dần về đêm và gần sáng.

    Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh

    Tránh để chân, tay bị ẩm ướt. Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc nước lạnh thì cần nhanh chóng lau khô người và sưởi ấm cơ thể. Nếu khớp bị đau nhức, tê cứng thì bạn cần làm ấm bằng cách chườm nóng hoặc dùng máy sấy… Có thể ngâm vùng khớp bị đau trong nước ấm để giúp trao đổi nhiệt tại chỗ ở ngoài da và tăng cường tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể. Lưu ý, không xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang bị viêm sưng và đau nhức.

    Thường xuyên vận động thường xuyên

    Trời trở lạnh khiến chúng ta dễ “lười” hơn và ngại tập luyện. Đối với những người bị đau xương khớp thì họ lại càng sợ vận động khi trời rét. Điều này khiến các khớp dễ bị tê cứng và bệnh tiến triển xấu đi. Do đó, dù thời tiết lạnh thì bạn vẫn cần vận động.

    Người bệnh thường bị cứng khớp vào buổi sáng, đặc biệt là ở các khớp nhỏ như bàn tay, bàn chân… Bởi vậy, trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh nên tập co duỗi các khớp ngón tay, chân để cải thiện tình trạng cứng khớp, tăng cường lưu thông máu.

    Người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì sức mạnh của cơ, gân, dây chằng và giúp xương khớp linh hoạt. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp như đi bộ, chạy, yoga…

    Tập thể dục thường xuyên

    Trong trường hợp khớp bị sưng đau, người bệnh cần hạn chế vận động và nên nằm nghỉ ngơi. Không nên dùng dầu hoặc rượu để xoa bóp vì có thể khiến khớp bị viêm nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

    Để ngăn chặn cơn đau khớp “ghé thăm” vào mùa lạnh, người bệnh nên tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa axit béo omega-3 (cá hồi, cá ngừ…); vitamin A, C, E (đậu nành, cà rốt, bơ…). Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia…

    Bên cạnh đó, người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày. Bởi khi cơ thể bị thiếu nước thì máu sẽ dễ bị cô đặc, giảm lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khớp dễ bị đau nhức. Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng thức ăn, đồ uống có nhiệt độ ấm để giúp tăng nhiệt độ cơ thể, hạn chế cơn đau nhức khớp.

    Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị phù hợp

    Theo thời gian cơ thể sẽ bị lão hóa dần, việc gặp các vấn đề về xương khớp là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Bởi vậy nếu bản thân đang bước vào độ tuổi trung niên, hãy cân nhắc bổ sung thêm và chế độ của mình những sản phẩm hỗ trợ chăm sóc và điều trị Xương khớp phù hợp.

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm tập trung điều trị vấn đề Xương khớp, trong đó có không ít các sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Để tránh mua phải những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, bạn có thể cân nhắc những thương hiệu có uy tín được bộ Y Tế và bộ An toàn thực phẩm cấp phép đầy đủ như Viên Xương khớp của công ty TNHH Đầu tư và thương mại dịch vụ Trí Tâm.

    Sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ, mang lại hiệu quả chữa trị cao nhất cho người sử dụng. Các thành phần thảo dược thiên nhiên được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại, bào chế dưới dạng viên hoàn tiện lợi, tăng hiệu quả sử dụng mà không cần qua giai đoạn sắc thuốc rườm rà.

    Sản phẩm Viên khớp

    Theo Thạc sỹ - Bác sỹ Hoàng Khánh Toàn, Khoa Đông y - bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 sản phẩm Viên Xương Khớp có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và bồi bổ cơ thể. Sản phẩm có thể sử dụng điều trị rất nhiều các bệnh khớp khác nhau, như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh hông to, đau thần kinh liên sườn… 

    Phan Bình

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-lai-bi-dau-nhuc-xuong-khop-khi-troi-tro-lanh-a255411.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan