Trong Tây Du Ký có chi tiết Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung thì bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm. Tại sao sở hữu 72 phép thần thông biến hóa những Tôn Ngộ Không không thể thoát được ra?
Cuộc tỷ thí giữa Tề Thiên và Phật Tổ là cuộc tỷ thí không cân sức. Phật Tổ thách thức: “Ta đánh cuộc với nhà ngươi, nếu nhà ngươi có tài nhảy một cân đẩu vân ra khỏi được lòng bàn tay phải của ta, thì nhà ngươi thắng”.
Tề Thiên là trí, dù có thông minh sáng suốt đến đâu chăng nữa thì cũng vẫn còn trong chướng ngại của thế gian trí, trong hạn chế của phàm phu trí. Đó là lý do của nghịch lý Tây du: Chỉ cần một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, thế mà Tề Thiên dù cố gắng đến đâu vẫn cứ phải quẩn quanh trong lòng bàn tay Phật Tổ.
Phật là Pháp Vương (vua các pháp) nên bàn tay của Phật nắm trọn vạn pháp. Cân đẩu vân là cái trí phàm. Tề Thiên là một pháp trong vạn pháp thì sao lại có thể lọt ra khỏi bàn tay của Phật. Xét về lý, Tề Thiên chưa đấu thì đã thua rồi, nào phải đợi đến lúc so tài
Như Lai đẩy Tôn Ngộ Không ra ngoài cửa Tây Thiên, năm ngón tay hóa thành 5 ngọn núi Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nối liền nhau, gọi là “Ngũ Hành Sơn” đè chặt Tôn Ngộ Không dưới đó. Phật Tổ cũng đoán trước được rằng Tôn Ngộ Không sẽ không cam lòng chịu phạt nên ngài đã dùng một vật vô cùng lợi hại để khoá chặt “con khỉ cứng đầu” tận 500 năm. Đó chính là một lá bùa chú có 6 chữ "Um Ma Ni Bát Mê Hồng", "Om Mani Padme Hum".
Chữ viết trên bùa là câu thần chú do Bồ Tát Quan Âm truyền lại, được ghi chép trong quyển 4 Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm của Mật tông Tây Tạng. "Om Mani Padme Hum" là một thần chú trong Phật giáo, và thường được dịch là "Viên ngọc trong hoa sen".
Điều đặc biệt vì có lá bùa ấy mà Tôn Ngộ Không phải chịu 500 đày đọa nhưng cũng chính là bùa mà Đường Tăng có thể giải thoát Ngộ Không. Một lá bùa uy lực được nhắc đến 3 lần trong nguyên tác và lần nào cũng gắn liền với con đường giác ngộ của Ngộ Không.
Bên cạnh việc trấn áp Tôn Ngộ Không ở Ngũ Hành Sơn thì lá bùa 6 chữ vàng rõ ràng còn hàm chứa những ỹ nghĩa sâu sa mà Phật Tổ muốn Ngộ Không giác ngộ được.
Trước khi bị núi đè, Tôn Ngộ Không vẫn mang những tính khoe mẽ, cậy mình có tài đối với một người tu hành thì đây là loại tâm lý hết sức không tốt và sau này ắt chuốc vạ vào thân. Ngộ Không đã từng tu luyện nhưng tu mà chưa thành chỉ là tu đạo mà chưa đắc đạo, chưa viên mãn.
Theo đó, câu chân ngôn mang 6 chữ vàng của Phật Tổ như một lời nhắc nhở dành cho Ngộ Không: Con nhất định phải tu thành chính quả! Và như vậy cũng chứng tỏ rằng ngay từ lúc dán là bùa lên Như Lai đã an bài mọi sự cho con đường tu luyện sau này của Tôn Ngộ Không.
Mộc Miên (T/h)