+Aa-
    Zalo

    Tại sao chỉ có rắn lục đuôi đỏ xuất hiện cắn người?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Nhiều người có thể thắc mắc, tại sao chỉ có rắn lục đuôi đỏ xuất hiện và cắn người chứ không phải loài rắn khác?

    (ĐSPL) – Nhiều người có thể thắc mắc, tại sao chỉ có rắn lục đuôi đỏ xuất hiện và cắn người chứ không phải loài rắn khác?

    GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học cho biết trên Zing.vn, Việt Nam có khoảng 151 loài rắn, trong đó, riêng rắn lục đuôi đỏ có khoảng 700 loại khác nhau.

    “So với các loài rắn khác, quá trình mang thai của rắn lục đuôi đỏ rất nhanh, chỉ khoảng 2 tháng, sau đó sinh con. Số lượng mỗi lứa đẻ của loại rắn này cũng rất cao, từ 4 đến 16, 17 con. Rắn con dài 20 cm, mới ra đời nhưng phát triển rất khỏe, có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành. Vì vậy, sẽ không mất nhiều thời gian để dân số của rắn lục đuôi đỏ được nhân lên nhiều lần”, tiến sĩ Huỳnh nói.

    Lý giải rắn lục đuôi đỏ xuất hiện cắn người

    Ảnh minh họa.

    Theo tin tức trên báo Người Lao Động, không chỉ Quảng Ngãi, người dân ở các huyện của tỉnh Quảng Nam như Thăng Bình, Điện Bàn, Tiên Phước… cũng ăn ngủ không yên vì rắn lục đuôi đỏ xuất hiện dày đặc. Nhiều người đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện. Tình hình cũng diễn ra tương tự ở Thanh Hóa, Nghệ An,… Riêng ngày 24/11 vừa qua, rắn lục đuôi đỏ tràn về Phú Yên và cắn 141 người.

    Xem video: "Các cách xua đuổi và sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn"

    Lý giải về hiện tượng này, ông Đặng Huy Huỳnh cho biết trên VnExpress: “Tình trạng phá rừng khiến rắn không còn nơi trú ẩn và thức ăn, chúng có thể vào nhà dân, nơi có chuột, ếch, côn trùng để tìm kiếm thức ăn và để ẩn nấp”. Nguồn thức ăn tự nhiên cạn kiệt, nhu cầu ăn uống của rắn thì tăng cao cũng là một phần lý do rắn tìm đến các khu dân cư.

    Báo Kiến Thức dẫn lời PGS.TS Phạm Đình Hòe, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, ngoài biến đổi môi trường thì sự gia tăng cắn người của rắn lục đuôi đỏ ở các địa phương trên còn do trước đây rộ tin đồn rắn này chữa được ung thư nên họ bắt, nuôi để bán, sau đó, không có tác dụng nên đã thả ra, từ đó, khiến chúng sinh sôi nảy nở nhiều.

    Một số chuyên gia khác thì cho rằng, chính môi trường sống xung quanh của khu dân cư, nhà dân với bụi cây rậm rạp, ẩm ướt cũng có thể là môi trường thuận lợi để cho rắn lục đuôi đỏ trú ngụ, sinh sôi.

    Những “khắc tinh” của rắn lục đuôi đỏ

    Hiện nay, nhiều người dân đua nhau mua củ nén và tỏi về giã ra, rắc xung quanh nhà. Theo lý giải của mọi người, củ nén, sả và tỏi chứa nhiều tinh dầu, tiết ra loại mùi cay nên khi ngửi thấy mùi, rắn sẽ tìm cách lẩn tránh ra xa. Ngoài ra, không chỉ có củ nén, sả, củ tỏi mà trầm thơm hay dầu hỏa… cũng có thể dùng rắc quanh nhà để đề phòng rắn.

    Tuy vậy, khả năng đuổi rắn của hành, tỏi cũng như các hợp chất lưu huỳnh chưa được kiểm chứng chặt chẽ về mặt khoa học.

    Theo các chuyên gia, không nên dựa dẫm hoàn toàn vào việc rắc tỏi, ớt hay củ nén, mà chỉ nên coi đó là một trong những biện pháp phòng ngừa; đồng thời nên kết hợp với những biện pháp xua đuổi rắn khác.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-chi-co-ran-luc-duoi-do-xuat-hien-can-nguoi-a71273.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan