+Aa-
    Zalo

    Tài sản số ở Việt Nam: Tất cả đều đang dừng ở “chưa biết”!?

    (ĐS&PL) - Theo Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông nhận định, thể chế về chuyển đổi số của nước ta đang đi chậm hơn các nước phát triển khoảng 5-8 năm.

    Cách mạng công nghệ thực chất là cách mạng thể chế

    Phát biểu tại Hội thảo "Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022", ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông lại nhận định, thể chế của nước ta đang đi chậm hơn các nước phát triển trên thế giới khoảng 5-8 năm.

    Cụ thể, bao gồm những vấn đề về thể chế chính như tài sản số, dữ liệu, quy định về thuế, kinh doanh. Trong đó, trên thế giới trong năm 2021, từ khoá NFT là từ khoá của năm, tuy nhiên Việt Nam lại chưa có khung pháp lý thừa nhận và cách thức quản lý cho vấn đề tài sản số.

    tai san so o viet nam tat ca deu dang dung o chua biet dspl 1
    Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông.

    Theo TS. Cấn Văn Lực: “Doanh nghiệp gặp vướng mắc trong chuyển đổi số (CĐS), không phải vấn đề về tiền mà là khung pháp lý”.

    Ông lấy ví dụ như Fintech, đã kiến nghị rất nhiều lần nhưng hiện tại mới được Chính phủ đồng ý cho dùng dưới dạng Sand box, thí điểm. Mặt khác, fintech ngày nay chỉ thiết kế gắn với lĩnh vực ngân hàng, các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán vẫn chưa được để ý tới.

    Xét trong xu hướng phát triển kinh tế số của thế giới, TS. Lực cho biết, hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 400 loại coins (đồng tiền) khác nhau, đặc biệt, trong năm vừa qua, đại dịch Covid là chất xúc tác quan trọng khiến cho tài sản số trên toàn thế giới tăng gấp 4 lần.

    Tuy nhiên, ta vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mức cho vấn đề này. Cụ thể, đó là thiếu đi khung pháp lý, quy định để quản lý tài sản số phù hợp. Bên cạnh đó, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương phát hành, các chuyên gia đã nhiều lần kiến nghị, nhưng giờ mới có tổ công tác để giải quyết vấn đề này.

    “Tôi cho rằng đây là một vấn đề lớn bởi liên quan tới cách tiếp cận của chúng ta và sự chấp nhận trong tương lai sẽ ra sao", ông nhấn mạnh.

    Đồng tình với TS. Cấn Văn Lực, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và cạnh tranh cho rằng, đây là một điều khó khăn cho Việt Nam để đi cùng thế giới, tuy nhiên, tất cả đều đang dừng ở “chưa biết". Từ đó, chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa.

    Về phía Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông, năm 2022 sẽ là một năm quan trọng bởi Bộ TT&TT đang trình lên Chính phủ sửa 4 Luật về CĐS: Giao dịch điện tử, công nghệ viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số và tần số. Trong đó, có hai vấn đề trọng tâm đó là cơ chế về thí điểm công nghệ số và tài sản số.

    Đối với thí điểm công nghệ, cần có sandbox riêng cho từng ngành để tối ưu hoá và dễ đo lường. Về tài sản số, cần được định nghĩa ở mức độ rộng hơn, bởi liên quan đến Luật Dân sự và lĩnh vực ngân hàng rất nhiều.

    Xét riêng với cộng đồng doanh nghiệp, nếu không có sự thừa nhận về tài sản số, các doanh nghiệp sẽ không có sự bảo vệ trước các nhà đầu tư.

    tai san so o viet nam tat ca deu dang dung o chua biet dspl 2
    Số hóa dữ liệu và quản lý tài sản số đang là xu hướng trên thế giới hiện nay.

    Thiết kế chính sách trên 3 trụ cột

    Từ đó, TS. Lực cho rằng việc thiết kế chính sách cho vấn đề này cần dựa trên 3 trụ cột chính để có mô hình tối ưu và có thể triển khai hiệu quả nhất.

    Thứ nhất, chúng ta cần có cách tiếp cận cởi mở hơn, nhưng cũng không được thả lỏng. Tức là, sử dụng bài toán tối ưu cho vấn đề này, cởi mở để phát triển CĐS, vừa kiểm soát để hạn chế rủi ro.

    Thứ hai, đảm bảo tính cạnh tranh. Ông lấy ví dụ, sự cạnh tranh giữa ngân hàng với fintech, bigtech như dịch vụ mobile money, đây cũng là hình thức tài chính ông rất ủng hộ trong suốt thời gian vừa qua. Sự cạnh tranh này là cần thiết cho một cuộc chơi hướng tới sự phát triển và CĐS.

    Thứ ba, là vấn đề về hiệu quả và an toàn. Cần có sự đo lường chính xác và xây dựng nhiều phương án linh hoạt cho quá trình này.

    Nhìn chung, để Việt Nam nâng tầm CĐS, TS. Võ Trí Thành đưa ra tổng kết, trước tiên cần có vai trò của người đứng đầu, sự thay đổi về tư duy nhận thức, sau đó là sự hoàn thiện về thể chế, cách mạng công nghệ cần gắn liền với cách mạng về thể chế.

    Bên cạnh đó, cần chú trọng thêm về đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư hạ tầng (dữ liệu, băng thông, bảo mật...). Yếu tố khác nằm ở tinh thần CĐS của doanh nghiệp (sáng tạo, ứng dụng...).

    Nguyễn Minh Uyên

    Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số thứ 6(12)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-san-so-o-viet-nam-tat-ca-deu-dang-dung-o-chua-biet-a526941.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam-Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

    Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam-Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

    Tại cuộc hội đàm sáng 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; cùng hợp tác, hỗ trợ nhau bảo đảm độc lập, tự chủ, nhất là về kinh tế; đẩy mạnh kết nối giữa hai nền kinh tế cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, đặc biệt là các dự án kết nối giao thông, giúp Lào thực hiện thành công mục tiêu trở thành trung tâm logistics ở khu vực và có kết nối ra biển, đại dương.

    Hải Phòng hoàn thiện hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội

    Hải Phòng hoàn thiện hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội

    Thành phố Hải phòng Tiên phong trong phát triển giao thông không chỉ là thành phố cảng, cửa chính ra biển của miền bắc, Tp. Hải Phòng còn là một trong số ít địa phương có đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia với việc hội tụ đủ cả năm loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa và đường biển.