+Aa-
    Zalo

    Tai nạn rình rập ở các bãi chẻ đá không phép

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tai nạn luôn rình rập ở những bãi chẻ đá không phép tại xã Bình Tân, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).

    Nhiều năm qua, người dân cả nước không khỏi kinh hoàng vụ sập mỏ đá ở Nghệ An làm hơn hàng chục người tử vong. Thế nhưng, hiện nay ở tình trạng này vẫn còn tái diễn ở nhiều nơi. Tại xã Bình Tân, Bình Sơn (Quảng Ngãi) có đến 5 điểm khai thác đá đen lén lút, với khoảng hơn 100 lao động làm việc cả ngày khiến những quả đồi nơi đây lần lượt bị xới tung, tai nạn luôn rình rập tại các mỏ đá “không tên” này.

    Về Bình Tân, huyện Bình Sơn, những tảng đá đen xuất hiện ở khắp nơi, kể cả trên mặt ruộng. Lúc đầu, người dân chỉ chẻ đá đen để cải tạo đất sản xuất. Nhưng rồi, khi nhu cầu về sử dụng đá đen làm vật liệu xây dựng ngày càng lớn, thì người dân bắt đầu đổ xô vào tìm và khai thác đá đen để bán. Từ vài người chẻ đá, đến nay, số lượng thợ đá ở Bình Tân đã hơn 100 người.

    Tìm đến một mỏ đá nằm ở thôn Nhơn Hòa, xã Bình Tân, bên cạnh chiếc hố sâu hoắm mà xe máy đào vừa mới cào xới để múc đá lên, là hơn 10 thợ đá đang làm việc quần quật giữa trưa. Những phiến đá đen đã được chẻ gọn gàng, vuông vức và xếp ngay ngắn, còn đá vụn thì được dồn hẳn sang một phía. Ngọn đồi sau khi bị “xẻ” thịt, trở nên nham nhở và ngổn ngang đất đá.

    Tai nạn rình rập ở các bãi chẻ đá không phép

    Những ngọn đồi lần lượt bị “xẻo thịt” để lấy đá. Ảnh: T.V

    Theo một thợ đá làm việc tại đây, ngoài chi phí thuê nhân công và máy móc để khai thác, chủ thầu còn đầu tư hẳn 30 triệu đồng, vào việc tu sửa lại đường sá để thuận tiện cho việc vận chuyển đá. Khai thác “suông” nhưng không san lấp và cải tạo, nên sau khi những người chẻ đá dời đi, các ngọn đồi chỉ còn là một vùng đất bị lớp đá vụn che phủ, không thể canh tác.

    Gắn với nghề chẻ đá đã hơn 20 năm, những phu đá ở Bình Tân phần lớn đều đã ngoài 40 tuổi, có người dù đã bước sang tuổi 60 nhưng vẫn lam lũ ngoài mỏ đá. Hầu hết mọi người đều biết, việc khai thác đá trái phép là sai, vì chính quyền địa phương đã thường xuyên nhắc nhở và xử phạt, nhưng ai cũng cố “bám” lấy nghề. Bởi lẽ, đối với họ, bao nhiêu chi phí học hành của con cái, trang trải cuộc sống hàng ngày… đều phụ thuộc cả vào những phiến đá khô khốc.

    Ông Đặng Vinh (45 tuổi), ở thôn Nhơn Hòa, xã Bình Tân phân trần: “Đứa lớn đang học cao đẳng, còn đứa nhỏ thì học lớp 12. Mỗi tháng, đứa lớn xin tiền trọ, đứa nhỏ xin tiền học thêm… nhà thì chỉ có mấy sào ruộng, nếu không chẻ đá thì tiền đâu nuôi con”.

    Tai nạn rình rập ở các bãi chẻ đá không phép

    Dù biết đang khai thác trái phép, nhưng phu đá vấn bám nghề để mưu sinh. Ảnh: T.V

    Gắn với hết đồi đá này đến đồi đá khác đã gần 20 năm nay, từ lúc chẻ một viên đá chỉ được 700 đồng, đến giờ là 1.300 đồng, thế nhưng cuộc sống của gia đình ông Vinh vẫn chẳng khá lên. Một ngày khỏe lắm thì chẻ được 80 viên, bấy nhiêu chỉ đủ tiền chợ búa và gửi con cái ăn học. Còn những chi phí phát sinh khác, ông Vinh phải vay mượn thêm.

    Nghề chẻ đá không chỉ nhọc nhằn, mà theo các phu đá, đó còn là nghề “bán máu ăn dần”. Hàng loạt các tai nạn do đá lăn, dằm đá văng trúng… khiến chân tay của các phu đá chai dần và chi chít sẹo. Lam lũ bên chòi bạt dựng tạm để che nắng, ông Nguyễn Truyên, ở thôn Liêm Quang, xã Bình Tân mệt nhọc: “Năm nay, 4 sào lúa nước trời của gia đình tôi bị cháy khô hết. Ruộng năm được, năm mất nên vợ chồng già của tôi sống nhờ vào đá là chính”. Đã 55 tuổi, con cái cũng đá trưởng thành, nhưng hàng ngày, ông Truyên đều phải đi chẻ đá để kiếm tiền trang trải. Khi được hỏi tại sao không chuyển nghề nào khác đỡ vất vả hơn, ông Truyên chỉ cười: “Làm từ hồi còn trẻ tới giờ thì làm luôn. Quen tay rồi! Với lại có chuyển cũng biết làm nghề gì, trồng gì ngoài làm ruộng”.

    Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Văn Huân, chủ tịch UBND xã Bình Tân, huyện Bình Sơn cho biết: “Trên địa bàn xã hiện có khoảng 5 điểm khai thác đá đen trái phép, không có đăng kí với chính quyền địa phương. Mặc dù địa phương đã nhiều lần nhắc nhở và thông báo, hướng dẫn người dân đăng kí xin giấy phép trước khi khai thác, nhưng người dân đều không chấp hành”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-nan-rinh-rap-o-cac-bai-che-da-khong-phep-a29529.html
    Khai thác vàng, 21 cuộc họp chưa... ra vấn đề

    Khai thác vàng, 21 cuộc họp chưa... ra vấn đề

    (ĐSPL) – Cho rằng việc công ty Thủ Đô về để khai thác vàng sẽ ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân, nên hàng trăm hộ dân ở thôn Muôn, xã Kim Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình đã phản đối...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khai thác vàng, 21 cuộc họp chưa... ra vấn đề

    Khai thác vàng, 21 cuộc họp chưa... ra vấn đề

    (ĐSPL) – Cho rằng việc công ty Thủ Đô về để khai thác vàng sẽ ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân, nên hàng trăm hộ dân ở thôn Muôn, xã Kim Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình đã phản đối...

    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn vướng một số bất cập, hạn chế. Đó là, tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng…, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn triệt để.

    Mỏ đá ở Hà Tĩnh 'xẻ thịt' núi thiêng

    Mỏ đá ở Hà Tĩnh 'xẻ thịt' núi thiêng

    Dãy núi Hồng Lĩnh, đoạn giáp ranh giữa hai xã Thiên Lộc và Vượng Lộc, thuộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) – một biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ đang dần chết đi bởi sự xuất hiện tràn lan của hàng chục mỏ khai thác đá.