+Aa-
    Zalo

    Tài chính tiêu dùng đang bị hiểu lệch lạc, đánh đồng với "tín dụng đen"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dịch vụ cho vay tiêu dùng là giải pháp hữu hiệu để kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, qua nhiều vụ việc vẫn đang có sự lầm tưởng với “tín dụng đen".

    Sáng 25/11, trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 10 năm Tạp chí điện tử Người Đưa Tin ra mắt độc giả, cuộc vận động “Viết và tìm hiểu tài chính 4.0” đã chính thức được phát động, kêu gọi sự tham gia của tất cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

    Sự kiện diễn ra với sự đóng góp ý kiến, nhận định từ đông đảo đại diện từ Hiệp hội Ngân hàng, Cục An ninh mạng, Hội Luật gia Việt Nam, cùng các tổ chức báo chí truyền thông…

    tai chinh tieu dung dang bi hieu lech lac danh dong voi tin dung den 2
    Sự kiện diễn ra với sự tham dự của nhiều đại biểu, cơ quan, tổ chức.

    Ứng dụng ảo, hiểm họa thật

    Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6/2021, số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới.

    Với tốc độ phát triển mạnh mẽ đó, đi kèm là những hiểm hoạ tới đời sống con người, đặc biệt là vấn đề về tài chính ảo. Phải kể đến đó là “tín dụng đen”, gây nhức nhối trong dư luận trong thời gian gần đây.

    Về vấn đề này, Đại tá Hoàng Ngọc Bách - Đại diện Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho biết, những nhóm tội phạm thường cấu kết với nhau qua các hình thức công nghệ cao để cho vay. Những ổ nhóm này thường xuyên và đặc biệt tiếp cận với những dân cư thuộc khu công nghiệp, những người ở nông thôn, có thu nhập thấp chưa có nhiều hiểu biết về tín dụng đen, hơn nữa họ có nhiều nhu cầu vay những khoản tiền nhỏ để trang trải.

    tai chinh tieu dung dang bi hieu lech lac danh dong voi tin dung den 3
    Đại tá Hoàng Ngọc Bách - Đại diện Cục An ninh mạng, Bộ Công an.

    Với hình thức này, người vay và người cho vay không gặp nhau, không có sự tiếp xúc, chủ yếu chỉ dựa vào thông tin trên app (ứng dụng). Đồng thời, người vay bắt buộc phải cho phép truy cập kho dữ liệu hình ảnh, video, danh bạ trên điện thoại. 

    Do vậy, khi người vay chậm trả, các đối tượng sẽ có cơ hội gọi điện đến những người trong danh bạ để gây sức ép buộc người vay phải trả nợ với lãi suất cao. Ví dụ điển hình như sự việc một sinh viên nữ vô ý đánh mất 10 triệu đồng tiền học phí mà phải tìm đến các app vay trên mạng, gánh lãi mẹ đẻ lãi con lên tới gần 300 triệu đồng.

    tai chinh tieu dung dang bi hieu lech lac danh dong voi tin dung den 4
    Ông Nguyễn Tiến Thanh - Tổng biên tập Tạp chí Đời sống & Pháp luật.

    Mặt khác, ông Nguyễn Tiến Thanh - Tổng biên tập Tạp chí Đời sống & Pháp luật cho rằng: “Hiện nay, những thành tựu của công nghệ 4.0 đang bị hiểu lệch lạc, biến tướng, đến mức nhiều khi dư luận đánh đồng khái niệm này với những vụ việc tiêu cực, liên quan tới các sàn giao dịch tiền ảo, tài sản ảo, gây thiệt hại tài sản cho người tham gia”.

    Do vậy, từ vụ việc trên, cần được xem như hồi chuông cảnh tỉnh, cả trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật liên quan tới các hoạt động tín dụng tiêu dùng, cả trong việc nâng cao nhận thức của người dân khi sử dụng các dịch vụ này, tránh xảy ra tình trạng rơi vào bẫy nợ từ những hình thức cho vay chưa được cho phép tồn tại.

    Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cần đi đôi với tuyên truyền

    Ông Trần Đức Long - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam chỉ ra: “Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng đầu tư tiêu dùng, tài chính của người dân theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0, mở ra cơ hội cho các định chế tài chính, công ty tiêu dùng…”.

    Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ về hành lang pháp lý đối với hoạt động tài chính tiêu dùng được cấp phép, được giám sát, quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan hữu quan nên sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. 

    tai chinh tieu dung dang bi hieu lech lac danh dong voi tin dung den 5
    Ông Trần Đức Long - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.

    Qua đó, để nâng cao sự tin tưởng đối với hình thức vay này, cần có sự đứng ra bảo trợ từ những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc những ngân hàng uy tín, đồng thời, cũng cần có sự nâng cao nhận thức của nhân dân qua các phương thức truyền thông, báo chí.

    Do đó, cuộc vận động “Viết và tìm hiểu Tài chính 4.0” do Tạp chí Đời Sống và Pháp luật - Cơ quan Trung ương của Hội Luật gia Việt Nam tổ ch​​ức nhân dịp kỷ niệm 10 năm ra mắt Tạp chí điện tử Người Đưa Tin với sự đồng hành của đơn vị tài trợ - Công ty Tài chính VPBank SMBC (FE CREDIT) nhằm tạo ra một diễn đàn cho tất cả người dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp quan điểm, ý kiến về các vấn đề tài chính, tiêu dùng, vay nợ - đòi nợ.

    Về thông điệp của sự kiện, ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng giám đốc FE CREDIT chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực cung cấp ứng dụng tài chính chính thống, qua đó phục vụ cho người dân tốt hơn và tạo ra nền kinh tế lành mạnh. Do vậy, thông qua chương trình này, chúng tôi muốn người dân hiểu được sự khác nhau giữa một công ty tài chính chính thống, được cơ quan Nhà nước cấp phép với các tổ chức cho vay khác”.

    tai chinh tieu dung dang bi hieu lech lac danh dong voi tin dung den 6
    Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng Giám đốc FE CREDIT.

    Mặt khác, sự kiện cũng là cầu nối, tăng cường sự gắn kết, thấu hiểu giữa các doanh nghiệp tín dụng tiêu dùng với khách hàng, giảm thiểu và xử lý triệt để những bất cập trong thực tiễn cung cấp dịch vụ.

    Qua đó, đồng thời tăng cường hiểu biết, tạo dựng những cái nhìn cởi mở và chính xác của xã hội về hoạt động tài chính tiêu dùng, giúp khách hàng tránh xa tín dụng bất hợp pháp và tìm đến các tổ chức tín dụng uy tín, được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép.

    Cuộc vận động “Viết và tìm hiểu tài chính 4.0” được phát động nhằm tạo cầu nối và sự gắn kết, thấu hiểu giữa các doanh nghiệp tín dụng tiêu dùng với khách hàng, giảm thiểu và xử lý triệt để những bất cập trong thực tiễn cung cấp dịch vụ; đồng thời tăng cường hiểu biết, tạo dựng những cái nhìn cởi mở và chính xác của xã hội về hoạt động tài chính tiêu dùng, giúp khách hàng tránh xa tín dụng bất hợp pháp và tìm đến các tổ chức tín dụng uy tín, được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép.

    Cuộc vận động sẽ kéo dài từ 25/11/2021 đến hết 20/7/2022, chỉ cần tham dự và gửi bài đạt chuẩn về BTC, tác giả sẽ nhận được 50.000 đồng/bài, tổng cơ cấu giải thưởng các vòng lên tới hàng trăm triệu đồng.

    Mọi công dân có quốc tịch Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài đều có thể tham gia gửi bài viết và sản phẩm dự thi bao gồm: bài báo dự thi và sản phẩm media (video) dự thi qua email của chương trình [email protected]

    Thể lệ chi tiết của Cuộc vận động xin tham khảo tại đây.

    Theo Người đưa tin Pháp Luật 

    Link gốc: https://www.nguoiduatin.vn/tai-chinh-tieu-dung-dang-bi-hieu-lech-lac-danh-dong-voi-tin-dung-den-a535031.html

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-chinh-tieu-dung-dang-bi-hieu-lech-lac-danh-dong-voi-tin-dung-den-a520357.html
    Luật gia Vũ Thế Lân: Nhận diện bẫy tín dụng đen và giải pháp tránh xa vòng xoáy hệ lụy

    Luật gia Vũ Thế Lân: Nhận diện bẫy tín dụng đen và giải pháp tránh xa vòng xoáy hệ lụy

    Mặc dù Nhà nước và xã hội đã tích cực hỗ trợ, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều người lao động, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, người lao động tự do vẫn tiếp tục lâm vào cảnh thất nghiệp và tình trạng này có thể kéo dài. Đó sẽ là điều kiện, “thời cơ” tốt cho các hoạt động tín dụng đen lan rộng. 

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Luật gia Vũ Thế Lân: Nhận diện bẫy tín dụng đen và giải pháp tránh xa vòng xoáy hệ lụy

    Luật gia Vũ Thế Lân: Nhận diện bẫy tín dụng đen và giải pháp tránh xa vòng xoáy hệ lụy

    Mặc dù Nhà nước và xã hội đã tích cực hỗ trợ, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều người lao động, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, người lao động tự do vẫn tiếp tục lâm vào cảnh thất nghiệp và tình trạng này có thể kéo dài. Đó sẽ là điều kiện, “thời cơ” tốt cho các hoạt động tín dụng đen lan rộng. 

    Ngậm đắng nuốt cay vì “dính” tín dụng đen biến tướng

    Ngậm đắng nuốt cay vì “dính” tín dụng đen biến tướng

    Trước diễn biến phức tạp của nạn tín dụng đen, cơ quan công an một số địa phương đã vào cuộc triệt phá. Tuy nhiên để tạo vỏ bọc mới, các đối tượng cho vay “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao thông qua các app online khiến không ít người sập bẫy.

    Nhân viên quán karaoke vướng tín dụng đen mùa Covid

    Nhân viên quán karaoke vướng tín dụng đen mùa Covid

    Lộ chuyện là nhân viên phục vụ quán karaoke vì chủ nợ về tận quê truy tìm, anh Nguyễn Văn Mừng bị cha mẹ giận ra mặt. Vì không muốn mất thể diện với xóm giềng, bố mẹ anh Mừng đành thế chấp nhà, vay tiền để trả nợ đậy cho con.