Phương pháp nối mi là gì?
Nối mi là một kỹ thuật làm đẹp đòi hỏi sự tỉ mỉ cao, trong đó từng sợi mi giả được nhúng keo và gắn kết cẩn thận vào mi thật theo đúng chiều dài và hướng mọc tự nhiên. Quá trình này yêu cầu sự chính xác để tránh keo dính vào mắt, mí mắt hoặc gây tổn thương nang lông. Tuy nhiên, ngay cả khi được thực hiện tại các salon uy tín, vẫn tồn tại nguy cơ khách hàng gặp phải các vấn đề như nhiễm khuẩn giác mạc, mí mắt hoặc viêm da do phản ứng với thành phần keo dán, đặc biệt là formaldehyde, một chất có thể gây dị ứng.
Tác hại của việc thường xuyên nối mi
Nhiễm trùng mắt
Keo dán mi kém chất lượng hoặc dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây nhiễm trùng mắt, biểu hiện qua các triệu chứng như đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt, thậm chí là viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc.
Kích ứng và dị ứng
Tuy quy trình nối mi đã sử dụng dụng cụ bảo vệ để hạn chế tối đa việc hóa chất tiếp xúc với mắt, mi mắt, da quanh mắt và nang lông, nhưng đây vẫn là một kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Bởi lẽ, trong keo dán mi có chứa một số hóa chất có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến các triệu chứng như sưng mi mắt, đỏ da vùng quanh mắt, thậm chí là đau rát.
Tình trạng dị ứng sau nối mi không phải là hiếm gặp, ngay cả khi được thực hiện bởi kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Nguyên nhân chính là do keo dán mi chứa một số hóa chất có thể gây kích ứng, đặc biệt là formaldehyde.
Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng như đỏ da, sưng mí mắt thường tự khỏi sau vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tình trạng sưng viêm có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí dẫn đến nhiễm khuẩn mí mắt, đòi hỏi can thiệp y tế.
Rụng mi thật
Nối mi quá dày hoặc nặng có thể làm mi thật bị tổn thương và rụng sớm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, mi thật có thể mất nhiều thời gian để mọc lại.
Đau mắt
Hàng lông mi giả thường khó vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn, tạo điều kiện cho bụi bẩn tích tụ, dễ gây ra cảm giác đau và ngứa mắt. Thống kê cho thấy hơn một nửa số phụ nữ thường xuyên nối mi gặp phải các vấn đề viêm nhiễm như viêm kết mạc, viêm giác mạc hoặc viêm bờ mi.
Ngoài việc kích ứng do keo dán mi kém chất lượng, việc tái sử dụng mi giả nhiều lần cũng góp phần gây bít tắc tuyến bã nhờn ở mi mắt, dẫn đến viêm mí mắt và sưng đỏ. Hơn nữa, hóa chất trong keo dán mi có thể gây kích ứng giác mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, gây ra các bệnh về mắt.
Khô mắt
Mi giả có thể cản trở sự lưu thông không khí và độ ẩm tự nhiên của mắt, dẫn đến tình trạng khô mắt, khó chịu.
Để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn khi nối mi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Tìm đến những địa chỉ nối mi có giấy phép hoạt động, sử dụng sản phẩm chất lượng và kỹ thuật viên có tay nghề cao. Đừng ngại yêu cầu xem chứng chỉ hành nghề và hỏi về các sản phẩm được sử dụng.
Tránh lạm dụng nối mi, không nên nối mi liên tục. Hãy để mắt bạn được nghỉ ngơi ít nhất 2-3 tuần sau mỗi lần tháo mi giả trước khi nối lại. Tốt nhất, chỉ nên nối mi cho những dịp đặc biệt hoặc khi không thể sử dụng mi giả.
Nếu việc nối mi khiến lông mi thật của bạn bị rụng và trở nên thưa thớt, đừng quá lo lắng. Hãy tạm dừng nối mi một thời gian và điều trị bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh từ việc nối mi. Sau một thời gian, lông mi thật của bạn sẽ mọc lại. Quá trình này có thể mất thời gian, vì vậy nếu bạn cảm thấy không tự tin, hãy sử dụng các phương pháp trang điểm để che đi khuyết điểm tạm thời.
Đối với người có làn da nhạy cảm, cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện nối mi.
Trong 24 giờ sau khi nối mi, nên hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với nước để giữ độ bền. Sau đó, mỗi khi rửa mặt, dùng chổi masscara sạch để chải lông mi để giúp lông mi luôn thẳng hàng, không bị dính lộn xộn vào nhau.
Dù có ngứa, cũng không nên dụi mắt, vì có thể khiến keo dán bị bong, hàng mi xô lệch… Không tự gỡ mi giả vì có thể khiến rụng mi thật nhiều hơn.