+Aa-
    Zalo

    Suy nghĩ khác thường của những cậu ấm cô chiêu trong gia đình siêu giàu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Được sinh ra trong gia đình siêu giàu là điều may mắn nhất, nhưng những cậu ấm cô chiêu này có nghĩ rằng họ thật sự sung sướng hay không?

    Nicholas Cole được sinh ra trong gia đình thuộc hạng giàu top 1% của Hoa Kỳ, và gia đình họ không chỉ nằm trong top 1% những người giàu, họ còn nằm trong top 1% của rất nhiều thứ khác.

    Theo Nicolas, cha anh nằm trong top 1% những nhà giải phẫu cột sống của thế giới, có thể là top 0.5% hoặc thậm chí là 0.1%. Để hình dung rõ hơn về tài năng của ông ấy, anh chia sẻ một câu chuyện đùa mà cha anh kể cho gia đình lúc ăn tối. 

    Một người bán hàng đi vào văn phòng ông ấy và nói: "Chào ngài, chúng tôi vừa mới thiết kế ra một loại đinh ốc mới để dùng trong phẫu thuật và muốn giới thiệu cho ông. Hiện giờ ông đang dùng loại đinh ốc gì thế?" và ông ấy trả lời: "Tôi đang dùng loại mà tôi phát minh ra."

    Những đứa trẻ thuộc tầng lớp siêu giàu - họ có thật sự sung sướng? - Ảnh 1.

    Nếu bạn nằm trong top 1% của xã hội, 99% còn lại sẽ không hiểu vấn đề của bạn.

    Mẹ của Nicolas thì là nằm trong top 1% giáo viên dạy nhạc ở Mỹ. Bà ấy là giáo viên thanh nhạc trong nhạc việc, là thành viên của nhiều hội đồng âm nhạc khác nhau, và vẫn sắp xếp được thời gian để biểu diễn, trong lúc nuôi dạy 4 người con ở nhà.

    Em gái anh tốt nghiệp Đại học Michigan và sắp nhập học ở trường nhạc viện tốt nhất Hoa Kỳ, Cleveland Institute of Music (CIM), chuyên ngành về violin và phương pháp Suzuki trong âm nhạc (là phương pháp học để đạt đến đỉnh cao thế giới trong nghệ thuật chơi nhạc). Em trai anh là vận động viên thể dục dụng cụ của Học viện Không Quân và được xếp hạng top toàn quốc khi chỉ mới 8 tuổi. Nếu cậu ấy không quyết định đi làm phi công thì khả năng cao là cậu ấy đang là một vận động viên Olympic.

    Tóm lại, gia đình Nicolas thuộc top 1% ở Mỹ về tất cả mọi thứ: mỗi chiếc xe trong gia đình đều là xe BMW, nhà của họ có một sân vườn rộng, một bể bơi có thác nước theo phong cách jacuzzi, căn nhà có 9 phòng tắm, 7 phòng ngủ, TV khổng lồ dưới tầng hầm và nhiều thứ xa xỉ khác.

    Nicolas nhận biết sự may mắn của bản thân khi được sinh ra trong gia đình đó. Nhưng anh cũng thú nhận rằng vì gia đình mình khác thường đến vậy nên những vấn đề mình gặp phải cũng rất khác thường.

    Nicolas cho biết rằng cái "giá" phải trả của việc thuộc top 1% trong xã hội, là 99% phần còn lại sẽ không hiểu được về cuộc sống của bạn, về những vấn đề bạn gặp phải, tại sao bạn làm như thế này mà không phải thế khác. Nếu bạn sinh ra trong gia đình giàu nhất nhì nước Mỹ và bạn bị trầm cảm, thì bạn không-được-phép trầm cảm vì gia đình bạn có tiền. Nếu bạn thất bại ở mặt gì đó, ở bất cứ mặt gì, thì bạn là một kẻ tồi tệ, là một kẻ không xứng đáng với cuộc sống này. Bạn có tất cả những thứ bạn có để thành công và bạn vẫn thất bại, bạn thật tồi tệ. Nếu bạn than phiền gì đó về cuộc sống tức là bạn là một đứa trẻ được nuông chiều thái quá. Nếu bạn buồn thì bạn là kẻ vô ơn. Nếu bạn mệt mỏi thì tức là bạn yếu đuối.

    Nếu bạn không giỏi nhất ở lĩnh vực nào đó thì bạn là kẻ thất bại, bạn không được phép về nhì. Lúc đó bạn là kẻ tồi tệ.

    Cuộc sống của anh ở nhà cũng không hề dễ dàng.

    Những chiếc TV khổng lồ đặt ở nhà Nicolas luôn bị khóa, hoặc được hẹn giờ tắt, hoặc là bị rút điện để đảm bảo rằng chúng sẽ không gây mất tập trung lũ trẻ, buộc chúng luôn phải chú ý vào những thứ quan trọng hơn: những mục tiêu cuộc đời. Mạng Internet tốc độ cao thì luôn bị thay đổi mật khẩu, mỗi khi anh về thăm nhà là Internet đã có mật khẩu mới, như vậy cha mẹ anh đảm bảo rằng lũ trẻ không phí thời gian trên mạng xã hội.

    Mỗi ngày Nicolas đi học ở trường 8 tiếng, sau đó về nhà rồi ăn nhẹ, sau đó đi tập hockey, về nhà ăn tối với gia đình, rồi vô phòng học hết cả đêm. Anh không được coi TV, bạn bè anh có đến thăm anh vào cuối tuần. Và trong khoảng thời gian ở giữa bữa tối và giờ học, mỗi đứa trẻ trong nhà phải tự hiểu là chúng phải thực hành cái gì đó, có thể là chơi đàn trong phòng nhạc hoặc thực hành chơi nhạc cụ trong một tiếng đồng hồ, về phần Nicolas anh phải chơi piano.

    Anh thừa nhận rằng cha mẹ anh đã nuôi nấng giúp anh và em anh trở thành những đứa trẻ tài ba, nhưng điều đó không phải là không có cái giá, luôn có xung đột giữa anh và ba mẹ, những đứa trẻ cũng sẽ bị trầm cảm, bất an và thậm chí kiệt sức.

    Được sinh ra trong top 1% có nghĩa là được sinh ra trong một thế giới tiêu chuẩn cao. Một số người có thể thích nghi được với môi trường đó và vươn lên thành kẻ xuất chúng, một số người khác thì lại không thể. Rất nhiều người con gái trẻ đã bị rối loạn chức ăn tiêu hóa, nhiều người khác thì lạm dụng thuốc và rượu bia. Nhiều cậu trai định nghĩa giá trị bản thân bằng những thành tích, còn các cô gái thì bằng mọi cách cố gắng giữ hình ảnh hoàn thiện của bản thân. Nhiều người vật lộn với sự bất an về bản thân, họ cảm thấy họ không đủ giỏi, đủ xinh đẹp để tồn tại trong môi trường đấy. Nhiều người khác cố gắng tìm hiểu xem bản thân họ thực sự là ai, bởi vì họ luôn bị nhắc nhở rằng họ được may mắn như thế nào với tất cả những đặc quyền mà gia đình họ mang lại cho họ và họ vô cùng hoảng sợ khi tưởng tượng ra một ngày nào đó tất cả những đặc quyền đó sẽ bị mất đi.

    Một người giấu tên khác, sinh ra trong một gia đình thượng lưu ở châu Á và đang sinh sống ở phương Tây cũng chia sẻ những lo lắng tương tự như Nicolas. Gia đình anh đủ giàu để gửi anh vào một trường xịn bậc nhất ở một quốc gia phương Tây, anh thông minh, học giỏi và tốt nghiệp thủ khoa của ngành, còn chị anh thì làm đám cưới ở khách sạn sang trọng bậc nhất ở một thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

    Anh ấy nói rằng một nỗi buồn sâu thẳm bên trong của anh là dường như không ai, kể cả bản thân anh, có thể tin tưởng vào năng lực của mình. Anh có cảm giác rằng mỗi thành công, mỗi thành tựu mà anh đạt được đều không phải do chính anh làm được mà là do những yếu tố khác. Anh lúc nào cũng có cảm giác rằng những gì anh đạt được là do yếu tố bên ngoài giúp đỡ, có thể là do ngoại hình của anh, hoặc gia thế dòng họ, nếu anh vượt qua được một ngọn núi cao, anh nghĩ rằng đó không phải là do tài năng của mình mà la do anh được quá nhiều sự trợ giúp từ bên ngoài.

    Anh cũng gặp phải vấn đề trong những mối quan hệ với mọi người. Anh không thể biết được rằng liệu người khác thích anh hay làm quen với anh có phải là vì anh giàu hay là vì con người thật của anh. Anh đã từng bị một cô gái bỏ vì cô ấy ép anh phải duy trì hình ảnh lý tưởng của mình thay vì sống thật với bản thân mình. Và đối với người khác, anh cũng là một kẻ khó tin và họ nghĩ một người giàu và đẹp trai như anh thì hẳn là một gã ăn chơi, một playboy chính hiệu, mặc dù anh đến hiện giờ anh chỉ mới yêu một người con gái.

    Nếu bạn từng nghĩ sinh ra trong tầng lớp siêu giàu thật may mắn, thì có lẽ bạn sẽ suy nghĩ lại sau khi đọc bài viết này. Cuộc sống của tầng lớp siêu giàu không hề "hoàn hảo" như vẻ bề ngoài.

    Theo trithuctre 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/suy-nghi-khac-thuong-cua-nhung-cau-am-co-chieu-trong-gia-dinh-sieu-giau-a188446.html
    Bi kịch trong gia đình chồng chê vợ già

    Bi kịch trong gia đình chồng chê vợ già

    (ĐSPL) - Gần bước vào tuổi 50, ông Hiếu đã sở hữu một khối tài sản khổng lồ do công việc kinh doanh chuỗi siêu thị đem lại. Nhờ thế, vợ con ông cũng được hưởng cuộc sống

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bi kịch trong gia đình chồng chê vợ già

    Bi kịch trong gia đình chồng chê vợ già

    (ĐSPL) - Gần bước vào tuổi 50, ông Hiếu đã sở hữu một khối tài sản khổng lồ do công việc kinh doanh chuỗi siêu thị đem lại. Nhờ thế, vợ con ông cũng được hưởng cuộc sống