+Aa-
    Zalo

    Sức mạnh "sát thủ" phòng không Buk-M3 của Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Quân đội Nga đặt kỳ vọng rằng phiên bản mới nhất của hệ thống tên lửa đất đối không Buk sẽ giúp xoay chuyển tình thế trước Không quân Ukraine.

    Liên quan đến tình hình chiến dịch quân sự tại Ukraine, Lực lượng vũ trang Nga đã tăng cường khả năng phòng thủ tại các khu vực Luhansk, phía Đông Ukraine bằng các hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3. Các hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy tên lửa 9K317M Buk-M3 di chuyển qua đường phố Kadiivka.

    Buk-M3 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung do tập đoàn quốc phòng Almaz-Antey của Nga phát triển từ những năm 1990. 

    Buk-M3 được thiết kế để chống lại các mục tiêu khí động học, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và các mục tiêu trên không khác. Nó là phiên bản hiện đại hóa của Buk-M2, với những cải tiến về các thành phần điện tử cũng như trang bị hỏa lực mới có mức độ nguy hiểm cao hơn.

    Được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 2016, Buk-M3 sử dụng tên lửa 9M317M và các thành phần điện tử mới để cung cấp khả năng được cải thiện nhiều so với các hệ thống Buk cũ.

    Theo hướng dẫn của Bộ chỉ huy huấn luyện và học thuyết (TRADOC) của Lục quân Mỹ, uy lực của Buk-M3 "vượt trội hơn cả so với hệ thống phòng không cũ S-300P", loại vũ khí được phương Tây gọi là SA-10 Grumble.

    quan doi nga trien khai sat thu phong khong buk m3 o ukraine
    Hệ thống Buk-M3 với radar và 6 ống phóng trên xe 9А317МE TELAR. Ảnh: Boevaya mashina/Wikimedia Commons.

    So với phiên bản Buk-M2 trước đây, hệ thống Buk-M3 trang bị hệ thống máy tính hoàn toàn mới, kèm theo đó là hệ thống dữ liệu khổng lồ được truyền tốc độ cao và khả năng phân tích, tính toán tốt hơn. Ngoài ra, một trong những điểm khác biệt dễ nhận ra nhất ở Buk-M3 so với các phiên bản trước là tên lửa được đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản, qua đó giúp cải thiện tuổi thọ cho tên lửa cũng như tăng cường mức độ an toàn.

    Buk-M3 được đặt trên xe bánh xích 9А317МE TELAR mang theo một radar mạng pha đa chức năng cùng 6 ống phóng tên lửa 9M317M có tầm bắn hiệu quả 65km và độ cao tối đa 25km. Đạn 9M317M sử dụng nhiên liệu rắn, tốc độ tối đa 3.000m/s (tương đương gần Mach 10), đầu đạn nặng 62kg áp dụng phương thức nổ cận đích và tạo chùm mảnh định hướng.

    Tên lửa được lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm chế độ quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến ở pha giữa và radar di động doppler chủ động ở pha cuối trong hành trình bay. Một tiểu đoàn Viking bao gồm 6 xe phóng, có thể cùng lúc theo dõi và tiêu diệt 36 mục tiêu, và 12 xe phóng chấp hành-tiếp đạn 9A316M mang tới 12 tên lửa.

    Bên ngoài, sự khác biệt lớn giữa Buk-M3 và những người tiền nhiệm của nó liên quan đến các phương tiện TEL và TELAR, mang tới 12 tên lửa (mặc dù 6 tên lửa phổ biến hơn) trong thùng phóng thay vì tên lửa được gắn trực tiếp trên đường ray phóng ở phía trên của phương tiện phóng.

    Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3 được cho là có một số khả năng tấn công các tên lửa đạn đạo đất đối đất, điều này đồng nghĩa với việc nó có thể chống lại các tên lửa Tochka-U (SS-21 Scarab) do Ukraine vận hành đã được sử dụng trong chiến dịch quân sự của Nga.

    Bích Thảo(Theo The Drive)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/suc-manh-sat-thu-phong-khong-buk-m3-cua-nga-a559076.html
    Sự kiện: Vũ khí quân sự
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tiềm năng

    Tiềm năng "cơn lốc" BM-30 Smerch - hệ thống pháo phản lực của quân đội Nga

    Hệ thống BM-30 Smerch, được mệnh danh là "cơn lốc" của quân đội Nga, hiện đang được sử dụng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine. Smerch có thể phá hủy các sở chỉ huy, kho vũ khí, trang thiết trang bị, sở chỉ huy thông tin liên lạc, phương tiện phòng không và các mục tiêu quan trọng khác của đối phương.